Home Kiến thức Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn...

Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo Thông tư 32/2011/TT-BTC

5738

Thông tư số 32/2011/TT-BTC ban ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Thông tư có hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện từ ngày 01/05/2011.

Để việc sử dụng Hoá đơn nhanh chóng và hiệu quả nhất, Doanh nghiệp phải nắm rõ các quy trình, hướng dẫn về Hóa đơn điện tử.

Tại bài viết dưới đây, MISA meInvoice tổng hợp 10 điểm lưu ý về hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng Hóa đơn điện tử bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo Thông tư 32/2011/TT-BTC

1. Hóa đơn điện tử là gì? Điều kiện để hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý

Hóa đơn điện tử là gì?

  • Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
  • Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
  • Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.

– Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.

b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo Hoá đơn điện tử

Nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo Hoá đơn điện tử

Người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử,cách thức tuyền( trực tiếp hoặc qua hệ thống trung gian); đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tính toàn vẹn và bảo mật liên quan đến hóa đơn điện tử.

Người bán khởi tạo hóa đơn điện tử là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện (giao dịch điện tử trong khai thuế hoặc ngân hàng). Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, thiết bị truyền đáp ứng yêu cầu, có đội ngũ thực thi đủ trình độ, có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

Có phần mềm kết nối phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm kế toán; có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

3. Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp Hóa đơn điện tử

  • Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  • Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử
  • Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
  • Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
  • Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
  • Có các quy trình sao lưu dữ liệu khôi phục dữ liệu
  • Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch
  • Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế

4. Nội dung của hoá đơn điện tử

Nội dung của Hoá đơn điện tử

Nội dung bắt buộc của Hóa đơn điện tử:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ
  • Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
  • Hóa đơn thể hiện bằng Tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Nội dung không bắt buộc của Hóa đơn điện tử:

  • Logo, hình ảnh trang trí quảng cáo
  • Thêm các thuộc tính phục vụ mục đích quản lý
  • Phù hợp với pháp luật hiện hành, không bị che khuất

5.  Khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử

– Khởi tạo hóa đơn điện tử là hoạt động tạo định dạng cho hóa đơn, thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền – nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật.

Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên hệ thống thiết bị, tên phần mềm, bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, quy trình khởi tạo,lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử

– Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp có thay đổi phải thông báo phát hành (niêm yết tại trụ sở tổ chức khởi tạo hóa đơn trong thời gian sử dụng) theo hướng dẫn.

– Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

Báo giá hóa đơn điện tử

6. Lập hóa đơn điện tử

  • Lập Hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định trên định dạng hóa đơn. Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán hoặc truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
  • Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ. Có 2 hình thức gửi hóa đơn điện tử là gửi trực tiếp và Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.

7. Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập

Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và gửi cho người mua , người bán và người mua chưa kê khai thuể, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.

Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

8. Báo cáo sử dụng, ủy nhiệm lập Hóa đơn điện tử

Báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử và việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.

Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử được gửi báo cáo sử dụng hóa đơn điện tử theo đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Dùng thử hóa đơn điện tử

9. Lưu trữ, hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử

Người bán, người mua hàng hoá, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán. Người bán, người mua là đơn vị kế toán và tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có trách nhiệm sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc thực hiện sao lưu trực tuyến để bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử đã lập được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu và phải thoả mãn các điều kiện sau:

  • Nội dung của hoá đơn điện tử có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
  • Nội dung của hoá đơn điện tử được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung hoá đơn điện tử đó;
  • Hoá đơn điện tử được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận hoá đơn điện tử.
  • Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng. Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó. Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy.

Trường hợp người bán hoặc người mua làm mất hóa đơn điện tử thì nếu các bên liên quan còn lưu trữ hóa đơn dưới dạng thông điệp dữ liệu thì người bán hoặc người mua yêu cầu người bán, người mua hoặc bên liên quan gửi lại hóa đơn điện tử. Nếu không thể liên hệ với các bên có liên quan để được gửi lại hóa đơn thì người bán, người mua thực hiện báo cáo mất hóa đơn theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

10. Chuyển từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy

Chuyển từ Hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Phải có chữ ký người bán, dấu của người bán.

Điều kiện chuyển từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn giấy:

  • Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi: Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

=> Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về hóa đơn điện tử trong hoạt động mua bán.

Tổ chức sử dụng hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dữ liệu của hóa đơn điện tử, các phương tiện lưu trữ hóa đơn điện tử cùng các tài liệu khác cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Việc thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Để việc sử dụng Hóa đơn điện tử nhanh chóng và hiệu quả nhất, Doanh nghiệp lựa chọn phần mềm Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA.

hóa đơn điện tử hợp lệ

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất