Home Kiến thức Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ [UPDATE]

93340
nghi dinh 123 ve hoa don dien tu

Ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2022. Việc áp dụng hóa đơn điện tử sớm vẫn được Chính Phủ, Tổng Cục thuế và các cơ quan thuế địa phương khuyến khích áp dụng sớm để NTT nhận được những lợi ích lâu dài.

1. Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn, chứng từ

Loại văn bản Nghị định
Số, ký hiệu 123/2020/NĐ-CP
Cơ quan ban hành  Chính phủ
Ngày ban hành 19-10-2020
Ngày có hiệu lực thi hành 01-07-2022
Trích yếu  Quy định về hóa đơn, chứng từ
Tải công văn Download

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định bao gồm phạm vi:

  • Việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa,  cung cấp dịch vụ;
  • Sử dụng chứng từ kho thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nghiệm vụ, quyền hạn và trách nghiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

2. Những nội dung chính đáng chú ý tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành trong bối cảnh nhiều quy định về hóa đơn, chứng từ đang cùng có hiệu lực tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng thiếu sự nhất quán. Ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã chính thức ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP với những quy định rõ ràng hơn về hóa đơn, chứng từ, đặc biệt là hóa đơn điện tử:

– Theo đó, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; quy định việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

– Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022. Đồng thời khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/7/2022.

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2022.

quy định về hóa đơn điện tử

– Bãi bỏ Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 về áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020. Tuy nhiên, việc áp dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1/11/2020 vẫn được Chính Phủ, Tổng cục Thuế và các cơ quan thuế địa phương khuyến khích để doanh nghiệp nhận được những lợi ích lâu dài.

– Bãi bỏ Khoản 12, Điều 5, Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Đồng thời sửa đổi và bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

– Các DN, tổ chức đã thông báo phát hành hoá đơn đặt in, tự in, hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế hay đã mua hoá đơn của cơ quan Thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hoá đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30/6/2022.

– Tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý sử dụng tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in)

–  Tiếp tục thực hiện việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) theo quy định tại Thông tư 16/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012. Trường hợp có thông báo chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định.

3. Những điểm mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP so với Nghị định 119/2019/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

So với những quy định về việc áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã có một số thay đổi đáng kể.

3.1 Mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử

Bên cạnh các đối tượng sử dụng hóa điện tử đã được quy định tại Nghị định 119 như:

  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
  • Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
  • Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã mở rộng thêm các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể:

  • Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí
  • Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai

Quy định này nhằm đảm bảo việc 100% đơn vị, tổ chức và cá nhân kinh doanh sẽ thống nhất sử dụng hóa đơn điện tử để thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy kể từ 1/7/2022.

3.2 Quy định rõ các hành vi cấm trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Tại Điều 5, Nghị định 123/2020 đã quy định rõ về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ, cụ thể:

– Những hành vi bị cấm đối với công chức thuế tác: Cố ý gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;Cơ quan công chức thuế tác có hành vi bao che, thông đồng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; Cơ quan, công chức thuế tác có hành vi nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về chứng từ, hóa đơn.

– Hành vi cấm đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan: thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, hợp lệ sử dụng không hợp pháp hóa đơn; Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hạn sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ; Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

3.3 Bổ sung thêm 02 loại hóa đơn

Bên cạnh 03 loại hóa đơn thông dụng đã được quy định tại Nghị định 119 thì Nghị định 123 đã bổ sung thêm 02 loại hóa đơn mới là: Hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia. Cụ thể:

– Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản dưới đây:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
  • Tài sản kết cấu hạ tầng;
  • Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
  • Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công

– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia: khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật thì được sử dụng loại hóa đơn này.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

3.4 Quy định thời điểm lập hóa đơn với một số trường hợp cụ thể trong NĐ 123/2020

Thời điểm lập hóa đơn vẫn luôn là vướng mắc của nhiều doanh nghiệp. Tại Nghị định 123, quy định về thời điểm lập hóa đơn đã được làm rõ trong một số trường hợp cụ thể  như:

  • Từ máy tính tiền kết nối thông tin với Cơ quan Thuế
  • Cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý
  • Khi thu phí đường bộ không dừng
  • Khi bán điện của các công ty sản xuất điện
  • Trong hoạt động taxi

3.5 Áp dung và xử lý hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vẫn có thể sử dụng hóa đơn giấy đến hết 30/6/2020. Do đó, Nghị định này cũng hướng dẫn áp dụng và xử lý hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in tại các điều từ Điều 23 đến Điều 29 về:

  • Áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
  • Quy định về bán hàng hóa do cơ quan thuế đặt in
  • Xử lý hóa đơn mua của cơ quan thuế trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
  • Xử lý đối với hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập
  • Tiêu huỷ hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
  • Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Như vậy, kể từ 1/7/2022 thì những thay đổi về hóa đơn, chứng từ sẽ được áp dụng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Riêng về thời điểm áp dụng hóa đơn điên tử thì Chính Phủ, Tổng cục Thuế và các cơ quan thuế địa phương đều khuyến khích doanh nghiệp áp dụng sớm để nhận được những lợi ích thiết thực và lâu dài:

  • Tối ưu hóa các công việc liên quan đến hóa đơn: Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp doanh nghiệp xóa bỏ quy trình viết tay hóa đơn, rút ngắn thời gian cho việc phát hành, xử lý và quản lý hóa đơn,…
  • Có cơ hội làm quen với những quy định, quy trình mới về hóa đơn điện tử
  • Xu thế chuyển đổi số: Kế toán, tài chính cần tối ưu các công việc, quy trình
  • Thúc đẩy nhanh quy trình kinh doanh và quá trình thanh toán của khách hàng
  • Tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp và kế toán nắm bắt nhanh về Nghị định 123/2020/NĐ-CP vừa được ban hành.

Báo giá hóa đơn điện tử MISA

Đồng hành cùng Cục Thuế, Chi Cục Thuế trong lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử MISA – Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử hàng đầu hiện nay hỗ trợ Doanh nghiệp như sau:

  1. Đổi hóa đơn giấy lấy hóa đơn điện tử
  2. Miễn 5 loại phí lên đến 5 TRIỆU:
  • Miễn 100% phí thuê bao hàng năm
  • Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm

Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử