Đối với mỗi kế toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán là loại chứng chỉ vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong bài viết sau đây, MISA MeInvoice sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như các quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán.
1. Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán (hay còn gọi là CPA) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp sau khi kế toán viên đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Đây là cơ sở để nhà tuyển dụng xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự.
Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần phải đạt tối đa 5 điểm với các môn sau:
– Thuế và quản lý thuế nâng cao.
– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
– Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.
– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.
2. Đối tượng nào bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)?
Đối tượng | Yêu cầu hành nghề |
✅Kế toán trưởng |
|
✅Người được thuê làm sổ sách kế toán |
|
✅Kế toán viên trong các doanh nghiệp kế toán |
|
✅Chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán |
|
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
3. Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán, điều kiện để dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán như sau:
3.1 Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
3.2 Điều kiện về bằng cấp
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học.
– Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.
3.3 Điều kiện về thời gian làm việc thực tế
– Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng. Thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
– Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
4. Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 91/2017/TT-BTC, hồ sơ để dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
- 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.
- Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
– Bản sao các văn bằng được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học. 3 ảnh màu cỡ 3×4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến Chứng chỉ hành nghề kế toán và những quy định cần biết. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: