Home Kiến thức Kiểm toán xây dựng là gì? Vai trò, quy trình của kiểm...

Kiểm toán xây dựng là gì? Vai trò, quy trình của kiểm toán xây dựng

4017
kiểm toán xây dựng là gì

Kiểm toán xây dựng gồm những quy trình nào? Vai trò và lợi ích của kiểm toán xây dựng? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kiểm toán xây dựng, bạn có thể tìm hiểu những thông tin sơ bộ về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

1. Kiểm toán xây dựng là gì?

kiểm toán xây dựng là gì

Kiểm toán xây dựng cơ bản hay kiểm toán quyết toán dự án là công việc của công ty kiểm toán, các kiểm toán viên thu thập thông tin về dự án, công tác quyết toán vốn đầu tư của dự án từ đó đưa ra ý kiến một cách độc lập.

Chức năng chính của kiểm toán viên xây dựng là cung cấp một hệ thống và độc lập kiểm tra dữ liệu, hồ sơ, hoạt động và hiệu suất của một dự án xây dựng cho một mục đích đã nêu.

2. Vai trò của kiểm toán xây dựng

Vai trò chính của kiểm toán xây dựng là nhằm gia tăng độ tin cậy cho báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án cân nhắc thông qua báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Theo đó, các ý kiến được đưa ra trong báo cáo kiểm toán xây dựng sẽ là cơ sở để xem xét các khía cạnh trọng yếu, đánh giá xem dự án có đáp ứng đúng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hay không? Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể hiện chính xác, phù hợp với tình hình quyết toán công trình tính tại thời điểm báo cáo hay không? Hoặc có tuân thủ các chuẩn mực kế toán, quy định về quyết toán dự án hay không?

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Lợi ích và nội dung của kiểm toán xây dựng

3.1. Lợi ích của kiểm toán xây dựng

Một số lợi ích đáng chú ý của kiểm toán xây dựng là:

– Giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và thời gian thực hiện kiểm toán.

– Hoàn thiện hồ sơ hợp lệ, đúng đắn và đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật.

– Kịp thời giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh, các sai phạm trọng yếu như: Các vấn đề trong quá trình giải ngân, cấp pháp vốn hoặc một số vấn đề khác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản,…

3.2. Nội dung của kiểm toán xây dựng

Các nội dung của công việc kiểm toán xây dựng là:

– Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của các dự án.

– Kiểm tra tình hình cấp phát vốn đầu tư cho dự án.

– Xem xét mức độ phù hợp giữa khối lượng công tác xây dựng, số lượng và chủng loại, khối lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng.

– Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý khi áp dụng định mức, giá xây dựng dự án và những quy định về việc xác định các khoản thu chi phí dự án.

– Kiểm tra tính hợp lý của các loại chi phí khi xây dựng dự án: chi phí đầu tư, chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, các khoản chi phí khác.

– Kiểm tra tình trạng công nợ, thiết bị, vật tư của dự án còn tồn đọng.

– Mức độ đầy đủ và phù hợp của hồ sơ quyết toán dự án khi thực hiện đối chiếu với hướng dẫn quyết toán dự án được Bộ Tài Chính ban hành.

3. Quy trình của kiểm toán xây dựng

kiểm toán xây dựng

Quy trình của công tác kiểm toán xây dựng gồm có 02 giai đoạn chính như sau:

3.1. Giai đoạn 1: Khảo sát thông tin dự án

Bước 1: Tìm hiểu và nắm bắt các thông tin của dự án xây dựng cơ bản cần nhu cầu thực hiện công việc kiểm toán qua nhiều kênh thông tin khác nhau.

Bước 2: Tiến hành gửi Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty tới các Chủ Đầu tư, các Ban Quản lý dự án để giới thiệu về Công ty, bày tỏ nguyện vọng và khả năng có thể thực hiện công việc kiểm toán.

Bước 3: Thương thảo, đàm phán, hai bên nhất trí cùng nhau ký kết hợp đồng.

3.2. Giai đoạn 2: Quy trình làm việc kiểm toán xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn này, thực hiện các nội dung quy trình kiểm toán quyết toán dự án theo đúng trình tự, quy định theo Chuẩn mực số 1000, bao gồm:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán:

1. Kế hoạch kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành bao gồm:

– Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cần đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để thành lập chương trình kiểm toán.

– Chương trình kiểm toán cần phải xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể, đảm bảo được mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể đã đề ra và phải đảm bảo được hiệu quả của cuộc kiểm toán.

2. Sau đó, gửi tới đơn vị được kiểm toán kế hoạch kiểm toán xây dựng kèm theo danh mục các tài liệu cần cung cấp trước khi cử Đoàn cán bộ kiểm toán đến thực hiện cuộc kiểm toán để Khách hàng chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cũng như bố trí địa điểm làm việc và sinh hoạt cho cán bộ kiểm toán.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán xây dựng

Quy trình làm việc chuyên nghiệp chính xác:

(*) Khi Đoàn cán bộ kiểm toán đến địa điểm làm việc do khách hàng sắp xếp và bố trí, hai Bên sẽ tiến hành công tác giao – nhận hồ sơ, tài liệu mà Đơn vị được kiểm toán đã chuẩn bị sẵn theo danh mục đã gửi trước đó. Nhằm đảm bảo rằng hồ sơ, tài liệu mà đơn vị được kiểm toán giao cho sẽ được cán bộ kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản, tránh trường hợp mất, hỏng tài liệu mà không có những cam kết và ràng buộc nhất định.

(**) Nội dung kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành:

1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án:

– Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

– Việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn Nhà thầu theo quy định của pháp luật về lựa chọn Nhà thầu;

– Sự phù hợp của việc thương thảo và ký kết các hợp đồng giữa Chủ Đầu tư với các Nhà thầu so với các quy định của pháp luật về hợp đồng và quyết định trúng thầu của cấp có thẩm quyền.

2. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư

– Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn và số vốn đầu tư thực hiện, đã thanh toán theo từng nguồn vốn qua từng năm so với số được duyệt;

– Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đầu tư xác định trong quyết định đầu tư;

– Kiểm tra việc điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư của dự án có chấp hành đúng chế độ và thẩm quyền quy định không.

– Sau khi kiểm tra các nguồn vốn đầu tư của dự án đầu tư, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xét về việc cấp phát, thanh toán, cho vay và sử dụng các nguồn vốn của dự án.

3. Kiểm tra chi phí đầu tư

– Căn cứ vào Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành, cán bộ kiểm toán xây dựng sẽ thực hiện kiểm tra lần lượt theo cơ cấu chi phí ghi trong tổng mức đầu tư:

  • Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư;
  • Chi phí xây dựng dự án;
  • Chi phí trang thiết bị;
  • Chi phí quản lý dự án;
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Chi phí khác.

Bước 3: Kết thúc kiểm toán xây dựng

Xử lý hồ sơ giấy tờ theo đúng pháp luật hiện hành

3.3. Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình kiểm toán

Kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kết thúc quá trình kiểm toán như sau:

– Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;

– Tiến hành lập báo cáo kiểm toán;

– Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán xây dựng.

Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành bản báo cáo kiểm toán dự thảo và gửi tới khách hàng kiểm toán, cùng kế hoạch bảo vệ số liệu. Báo cáo kiểm toán dự thảo nêu ý kiến của kiểm toán viên về những vấn đề trình bày trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

  • Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư;
  • Nguồn vốn đầu tư;
  • Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành;
  • Giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành;
  • Quyết toán các khoản chi phí khác;
  • Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
  • Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng;
  • Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến kiểm toán xây dựng. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: