Để điều tiết hoạt động tác động đến môi trường, pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc thu thuế bảo vệ môi trường. Vậy thuế bảo vệ môi trường là gì? Cùng MISA MeInvoice tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường trong nội dung bài viết sau đây.
Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường, bạn có thể tìm hiểu về những thông tin cần biết về thuế trong bài viết xem thêm dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
|
1. Tổng quan về thuế bảo vệ môi trường
1.1. Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế BVMT là gì?
Tại Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 đã quy định như sau:
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Từ nội dung trên, ta có thể hiểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là một khoản thu bắt buộc đối với những hoạt động có tác động, ảnh hưởng đến môi trường. Số thuế thu từ các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường sẽ nộp vào NSNN (ngân sách nhà nước) và do cơ quan nhà nước quản lý. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, đánh vào các sản phẩm, hàng hóa khi người tiêu dùng sử dụng và có tác động đến môi trường.
Tìm hiểu thêm:
|
Việc nhà nước ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là hoạt động điều tiết hành vi tiêu dùng sản phẩm có tác động đến môi trường, từ đó hạn chế một số loại hàng hóa hoặc các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Những mặt hàng, sản phẩm phải chịu thuế bảo vệ môi trường là các loại hàng hóa tác động tiêu cực đến môi trường được quy định tại nội dung Điều 13 thuộc Luật Thuế bảo vệ môi trường. Luật Thuế bảo vệ môi trường bắt đầu được áp dụng vào những loại hàng hóa chịu thuế từ ngày 01/01/2012.
1.2. Đặc điểm của thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường thường có những đặc điểm nhận biết đặc trưng bao gồm:
- Thuế bảo vệ môi trường là một trong những loại thuế thuộc thuế gián thu.
- Thuế BVMT mang tính chất áp dụng tuyệt đối.
- Thuế bảo vệ môi trường đánh vào đối tượng là những loại hàng hóa có tác động tiêu cực đến môi trường.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ tác động 1 lần khi hình thành loại hàng hóa chịu thuế.
- Sự ra đời thuế bảo vệ môi trường bên cạnh việc tăng NSNN (ngân sách Nhà nước) còn có tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ môi trường.
2. Những quy định của thuế bảo vệ môi trường
Luật Thuế bảo vệ môi trường có quy định cụ thể để những đối tượng chịu thuế thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thuế.
2.1. Người nộp thuế BVMT
Nội dung tại Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi 2010 trường quy định về người nộp thuế như sau:
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, hoạt động nhập khẩu những loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường.
– Người thực hiện nộp thuế bảo vệ môi trường được quy định đối với một số trường đặc thù như sau:
- Người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường cũng là người nộp thuế.
- Tổ chức, hộ kinh doanh gia đình, cá nhân khi làm đầu mối thu mua những loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế sẽ là người nộp thuế khi không xuất trình được giấy tờ chứng minh hàng hóa đã nộp thuế bảo vệ môi trường.
2.2. Thời điểm xác định thuế bảo vệ môi trường
Dựa vào mục đích sử dụng các loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường nên sẽ có thời điểm xác định thuế khác nhau.
- Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là trao đổi, trao tặng, bán ra thì thời điểm bán ra, trao tặng, thời điểm chuyển nhượng là thời điểm xác định thuế.
- Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là tiêu dùng nội bộ thì thời điểm sử dụng hàng hóa là thời điểm xác định thuế.
- Những loại hàng hóa được sử dụng với mục đích là xuất khẩu thì thời điểm đăng ký khai tờ khai hải quan là thời điểm xác định thuế bảo vệ môi trường.
- Những loại xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu với mục đích để bán thì thời điểm đầu mối bán ra các loại xăng, dầu là thời điểm xác định thuế bảo vệ môi trường.
2.3. Những trường hợp thực hiện hoàn thuế BVMT
Đối với những đối tượng có phát sinh thuế bảo vệ môi trường thì bắt buộc phải đóng số thuế được định mức theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số trường hợp áp dụng hoàn thuế bảo vệ môi trường bao gồm như sau:
- Những loại hàng hóa xuất khẩu còn lưu kho, bãi tại cửa khẩu đang được quản lý bởi cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
- Những loại hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho thị trường nước ngoài thông qua đại lý Việt Nam, xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải nước ngoài đi qua đường cảng Việt Nam hoặc ngược lại phù hợp với nội dung được quy định của pháp luật.
- Những loại hàng hóa thuộc trạng thái tạm nhập để tái xuất khẩu theo phương thức tái xuất, tạm nhập khẩu.
- Những loại hàng hóa được nhập khẩu nhằm tái xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Những loại hàng hóa thuộc tình trạng tạm nhập để tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm khi tái xuất khẩu ra thị trường bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Những câu hỏi liên quan đến thuế bảo vệ môi trường
3.1. Mục tiêu của việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường là gì?
Theo nội dung được ban hành tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường vào hoạt động sản xuất, tiêu dùng các loại hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường nhằm tăng nguồn ngân sách Nhà nước đồng thời bảo vệ môi trường khỏi tác động tiêu cực.
3.2. Mức thuế bảo vệ môi trường được áp dụng cho các loại hàng hóa là bao nhiêu?
Hiện nay, mức thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho những loại hàng hóa chịu thuế là không giống nhau, tùy thuộc vào loại hàng hóa tác động vào môi trường nhiều hay ít thì sẽ có mức thuế phù hợp được áp dụng. Mức thuế bảo vệ môi trường được thể hiện tại biểu mẫu thuế bảo vệ môi trường phù hợp với quy định pháp luật.
Tìm hiểu thêm:
|
4. Lời kết
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế đang được Nhà nước quan tâm, chính vì vậy tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế cần phải chú ý. Hy vọng những thông tin thuộc bài viết trên của MISA MeInvoice sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về loại thuế đặc biệt này.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
- Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
- Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
- Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN
Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: