Home Kiến thức Nghị định 119/2018/NĐ-CP về Hóa đơn điện tử: Không yêu cầu cung...

Nghị định 119/2018/NĐ-CP về Hóa đơn điện tử: Không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy khi kiểm tra lưu thông

2911
Trong quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường, Doanh nghiệp đã quen với việc xuất hóa đơn giấy cho cơ quan chức năng. Với quy định bắt buộc về việc sử dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, liệu Doanh nghiệp có phải chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình lưu thông hàng hóa?

Nghị định 119/2018/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 1/11/2018) quy định, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.

1. Sử dụng hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông

Điều 29, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định, Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.

 

Sử dụng hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy khi kiểm tra

Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu:

a) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;

b) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang triển khai, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.

Trong quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử vẫn đáp ứng được yêu cầu của cơ quan chức năng khi kiểm tra hàng hóa lưu thông. Thay vì việc phải mang theo hóa đơn giấy trong quá trình lưu thông hàng hóa như trước đây, gây nhàu nát, hư hỏng, mất hóa đơn giấy, Cơ quan chức năng sẽ tra cứu trực tuyến ngay trên Cổng thông tin của Tổng Cục Thuế.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Hoá đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy

Tại khoản 2 Điều 29: Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa.
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;

 

Hoá đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy

Chứng từ giấy xuất trình tại đây khác với hóa đơn giấy truyền thống. Chứng từ giấy là bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu: Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

3. Đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất?

Hóa đơn điện tử không còn xa lạ với bất kỳ 1 Doanh nghiệp nào. Nhưng lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử nào tốt nhất, uy tín nhất?
Hóa đơn điện tử MISA meInvoice là sản phẩm của Công ty Cổ Phần MISA – Thương hiệu uy tín trên 22 năm kinh nghiệm, hơn 100 giải thưởng và hơn 155.000 khách hàng lớn nhỏ, đáp ứng toàn bộ nghiệp vụ quản lý hóa đơn, luôn cập nhật chính sách mới.
hóa đơn điện tử hợp lệ
Việc sử dụng hóa đơn điện tử MeInvoice.vn mang lại lợi ích vượt trội so với hóa đơn giấy từ Chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn; Đồng thời, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật cao, chống làm giả hóa đơn với ứng dụng công nghệ Blockchain.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp Doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Khi Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ bản các thủ tục hành chính thuế của Doanh nghiệp cũng được thực hiện điện tử. Việc tra cứu hóa đơn đã phát hành bất cứ lúc nào qua mobile, đảm bảo lưu trữ hóa đơn an toàn trong 10 năm.

Cùng với đó, Doanh nghiệp không phải đăng ký mẫu hóa đơn điện tử, không phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế do phần mềm tạo hóa đơn điện tử MISA meInvoice chủ động tự thiết kế các mẫu hóa đơn theo nhu cầu và tự động lập tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để khai thuế qua mạng.
Ngoài ưu điểm vượt trội so với các phần mềm khác trên thị trường về ứng dụng công nghệ BlockChain chống giả mạo hóa đơn, MISA meInvoice đã sẵn sàng kết nối với mọi phần mềm: Kế toán, bán hàng, quản trị trên thị trường. Giúp Doanh nghiệp dễ dàng sử dụng và liên kết nhất, tránh sai sót và tối ưu hiệu quả về việc sử dụng hóa đơn điện tử.

 

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử chứng thực

Đồng hành cùng Cục Thuế, Chi Cục Thuế trong lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử MISA – Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử hàng đầu hiện nay hỗ trợ Doanh nghiệp như sau:

  • MIỄN 100% phí thuê bao hàng năm
  • MIỄN 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Cơ quan Thuế
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:

Dùng thử hóa đơn điện tử

>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng