Home Kiến thức So sánh các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP...

So sánh các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP & Nghị định 123/2020/NĐ-CP

1724
loai hoa don

Theo quy định hiện hành, các loại hóa đơn điện tử bao gồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền cước, tem, vé, thẻ,… Tuy nhiên, tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/NĐ-CP & Nghị định 123/2020/NĐ-CP lại có điểm khác biệt.

>> Các quy định về hóa đơn điện tử cần NẮM RÕ
>> Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Hóa đơn điện tử như thế nào là hợp lệ, hợp pháp theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP?

Tại bài viết dưới đây, MISA sẽ chỉ ra điểm khác biệt về quy định phân loại hóa đơn điện tử theo quy định hiện hành và theo các Nghị định hiện tại để Doanh nghiệp hiểu đúng nhất về loại hình hóa đơn điện tử mới.

1. Các loại hóa đơn điện tử theo quy định hiện hành

Theo Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định rõ các loại hóa đơn điện tử bao gồm:

  • Hóa đơn xuất khẩu
  • Hóa đơn giá trị gia tăng

Mẫu hóa đơn điện tử giá trị gia tăng dạng song ngữ

  • Hóa đơn bán hàng

Mẫu hóa đơn điện tử bán hàng

  • Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…

mẫu hóa đơn điện tử phiếu xuất kho

  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ – CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC

Tại Điều 5, Nghị định 119/2020/NĐ-CP nêu rõ loại hóa đơn điện tử bao gồm:

– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trc tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Ngh đnh này.

– Hóa đơn điện tử quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:Dùng thử hóa đơn điện tử

>> Tổng hợp mẫu hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp cho Doanh nghiệp
>> Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử GTGT hợp pháp? Hóa đơn điện tử thật hay giả?
>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice

3. Loại hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ – CP

hóa đơn điện tử

Tại Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu hóa đơn gồm các loại sau:

– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa
  • Hoạt động vận tải quốc tế
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

  • Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước)
  • Tài sản kết cấu hạ tầng
  • Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
  • Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền
  • Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công

Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

– Các loại hóa đơn khác, gồm:

  • Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan

– Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.

– Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.

Giải pháp hóa đơn điện tử DUY NHẤT của Việt Nam đạt Giải thưởng SAO KHUÊ

MISA meInvoice – Giải pháp hóa đơn điện tử DUY NHẤT đạt Giải thưởng SAO KHUÊ hạng mục ứng dụng 4.0

MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử được đông đảo Doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay và Cục Thuế, Chi Cục Thuế trên khắp cả nước chứng thực chất lượng, dịch vụ hàng đầu. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các mẫu hóa đơn theo nhu cầu quản trị, mọi lĩnh vực ngành nghề và đáp ứng hợp lệ, hợp pháp theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC… và sẵn sàng đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Đồng hành cùng Cục Thuế, Chi Cục Thuế trong lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử MISA – Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử hàng đầu hiện nay hỗ trợ Doanh nghiệp như sau:

  1. Tặng miễn phí 300 hóa đơn điện tử không giới hạn thời gian sử dụng
  2. Miễn 5 loại phí lên đến 5 TRIỆU:
  • Miễn 100% phí thuê bao hàng năm
  • Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm

Hơn 100,000 Doanh nghiệp như: Karofi, GUCCI Việt Nam, Toyato, Honda, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, VTC, BIDV,… đã thay đổi hoàn toàn cách thức phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn cho Doanh nghiệp nhờ sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice.

Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA & nhận ưu đãi, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:Dùng thử hóa đơn điện tử

>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> 4 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai