Home Kiến thức Tiềm năng “chuyển đổi số” công nghệ của các doanh nghiệp Việt...

Tiềm năng “chuyển đổi số” công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam

742

“Chuyển đổi số” đang là cụm từ “làm mưa làm bão” trên thị trường thế giới và Việt Nam trong thời gian qua đặc biệt trong bối cảnh đại dịch kéo dài hơn một năm vừa qua. Thế giới đang ráo riết nhanh chóng áp dụng công nghệ vào mọi “ngóc ngách” của nền kinh tế. Có thể thấy các doanh nghiệp thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đua chuyển đổi số công nghệ lần này như: hệ thống dữ liệu, nguồn nhân lực, thời gian chuyển đổi,…

Còn đối với Việt Nam, một thông cáo báo chí R&D tại Hoa Kỳ khẳng định: “So với các doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở các doanh nghiệp Việt Nam ít rủi ro hơn và đơn giản hơn”. Việt Nam có những tiềm năng, thuận lợi gì để thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp?

>>>Có thể bạn quan tâm: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
  4. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  5. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021
  6. 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là quá trình doanh nghiệp chuyển đổi hoàn toàn cách thức thực hiện công việc, dữ liệu, quy trình,… bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại.

Từ dữ liệu nghiên cứu của Tech Pro Research cho thấy:

  • 70% các công ty triển khai chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số có mức tăng trưởng vượt kế hoạch ít nhất 5%
  • 55% các công ty cũng cho biết ngân sách chuyển đổi kỹ thuật số của họ đang tăng lên hàng năm

Một thông cáo báo chí R&D tại Hoa Kỳ khẳng định: “So với các doanh nghiệp ở Mỹ và châu Âu, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở các doanh nghiệp Việt Nam ít rủi ro hơn và đơn giản hơn”

Tiềm năng chuyển đổi số công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam

#Tiềm năng 1: Việt Nam thuộc top 15 quốc gia sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới.

Theo báo cáo thị trường Việt Nam từ Adsota, Việt Nam thuộc top 15 quốc gia có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Cụ thể, hiện nay Việt Nam có 43,7 triệu người đang sử dụng smartphone trên tổng 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Đây được xem là ưu thế lớn cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, bán hàng trực tuyến thay vì chào bán tại các cửa hàng.

# Tiềm năng 2: Các doanh nghiệp đang tập trung cải thiện trải nghiệm khách hàng 

Mặt khác, ngày nay các doanh nghiệp đã nhận thấy tầm quan trọng từ nguồn khách hàng quay lại. Do đó nhu cầu cải thiện trải nghiệm hài lòng của khách hàng ngày một tăng. Chuyển đổi số sẽ là sự lựa chọn tốt nhất giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian chờ đợi, cung cấp mẫu, tư vấn khách hàng nhanh và chính xác nhất.

#Tiềm năng 3: Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao

Việt Nam cũng có lợi thế lớn về nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao. Hiện nay, xu hướng học và lựa chọn ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam ngày một tăng. Đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới.

# Tiềm năng 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình ổn và tăng trong các năm

Theo kết quả tại một nghiên cứu cho thấy: chuyển đổi số chiếm 25% GDP tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2019, dự kiến 60% vào năm 2021. Bên cạnh đó, năng suất dự kiến ​​sẽ tăng 21% vào năm 2021 nhờ chuyển đổi kỹ thuật số.

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về chuyển đổi số. Theo Phó Chủ tịch Tibco, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh COVID, nhưng GDP Việt Nam vẫn tăng trưởng dương trong năm 2020.

# Tiềm năng 5: Việt Nam là quốc gia dự đoán ít gặp rủi ro về hệ thống so với các nước Châu Âu

Một tiềm năng chuyển đổi số công nghệ nữa mà Việt Nam có thể được hưởng trong quá trình chuyển đổi số là rủi ro thấp hơn các nước khác. Do hệ thống thông tin và công nghệ ở Châu Âu và Hoa Kỳ rất lớn nên khó tránh khỏi rủi ro cao, đặc biệt là với các hệ thống thông tin mỗi khi cần phải điều chỉnh để số hóa các giai đoạn của quá trình sản xuất.

Trong khi đó, các hệ thống ở Việt Nam ít chịu rủi ro hệ thống thông tin, dữ liệu. Việt Nam có thể thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn và an toàn hơn. Làn sóng Covid sẽ trở thành động lực để các doanh nghiệp Việt Nam chớp lấy cơ hội chuyển đổi số công nghệ thúc đẩy tăng trưởng.

# Tiềm năng 6: Sự góp mặt của các ông lớn công nghệ tại Việt Nam:

Xu hướng các tập đoàn quốc tế sẽ cung cấp giải pháp công nghệ tại Việt Nam, trong đó có IBM ( Tập đoàn công nghệ từ Hoa Kỳ) đã có mặt tại Việt Nam, trong thời gian tới thị trường có thể đón nhận Google, Apple và các hãng công nghệ trong nước cũng không ngừng phát triển như: FPT, nextech, Viettel, VNPT, CMC CORP,…

Trong nỗ lực chuyển đổi số tại thị trường Việt Nam, Tibco cho biết họ đã hợp tác với ba trường đại học Việt Nam trong hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp của Việt Nam, đang tìm kiếm đối tác cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ, đã được tư vấn để chọn các công ty có thể cung cấp các giải pháp phù hợp nhất.

#Tiềm năng 7: Mạng 5G bắt đầu bao phủ thành thị đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi số

Tiến bộ hơn nữa trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam là việc thí điểm mạng di động 5G ở bốn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng.Tổ chức nhà nước MobiFone cho biết, kết quả hòa mạng khá khả quan, tốc độ tải xuống xấp xỉ 2Gbps. Với thành công này, MobiFone đã sẵn sàng triển khai mạng di động 5G và các ứng dụng cho khách hàng.Nó cũng đã lắp đặt các trạm phát sóng 5G đầu tiên tại 4 thành phố nói trên. Trên nền tảng 5G, các dịch vụ dữ liệu tốc độ siêu cao như cuộc gọi ba chiều-3D qua mạng di động 5G, trò chơi trực tuyến sử dụng băng thông siêu cao như trò chơi trên đám mây và các ứng dụng tương tác ảo giữa những người ở hai vị trí khác nhau, đã được thử nghiệm thành công.

Trên đây là 7 tiềm năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị chuyển đổi số công nghệ.

>>>Tham khảo ngay TOP 5 công nghệ chuyển đổi số nhà MISA:

  1. Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
  2. Phần mềm chữ ký số MISA eSign
  3. Phần mềm điều hành quản trị doanh nghiệp MISA AMIS
  4. Phần mềm quản lý nhà hàng MISA Cuk Cuk
  5. Phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, dùng thử các phần mềm của MISA vui lòng đăng ký nhận tư vấn tại đây:

MISA MEINVOICE LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE VẤN ĐỀ CỦA BẠN

Hotline: 090 488 5833

Website: https://www.meinvoice.vn/

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/MISA.MEINVOICE