Home Kiến thức 8 Lý do doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

8 Lý do doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

956

Trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành vũ khí hàng đầu của các doanh nghiệp với mong muốn lấy lại chỗ đứng trên thị trường.

Theo báo cáo của Seagate: “ ⅔ CEO dự kiến sẽ tập trung vào các chiến lược kỹ thuật số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng sức mạnh cạnh tranh”. Đã có rất nhiều doanh nghiệp nhanh chóng vực dậy, phát triển thậm chí chiếm được thị phần lớn hơn nhờ chiến dịch chuyển đổi số. Tuy nhiên không ít các doanh nghiệp lại thất bại ngay từ những bước đi đầu tiên trong hành trình chuyển đổi số.

Nguyên nhân đến từ đâu? Bài viết này, chúng tôi cung cấp 8 lý do doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại và hành trình chuyển đổi số từng bước cụ thể.

>>>Có thể bạn quan tâm: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021
  4. 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ
  5. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam

Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Những nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại?

1. Mục tiêu chuyển đổi số kỹ thuật không rõ ràng

Trước khi bắt đầu thực hiện chiến dịch chuyển đổi số, điều quan trọng nhất là phải xác định mục tiêu kinh doanh đúng đắn. Một mục tiêu rõ ràng và thông minh sẽ giúp tổ chức của bạn đạt được mức doanh thu vượt kỳ vọng.

Trước tiên hãy kiểm tra mục tiêu chuyển đổi số đã phù hợp với doanh nghiệp chưa? đội ngũ nhân viên có nắm rõ những mục tiêu này chưa? Họ có được thông báo chi tiết các bước chuyển đổi số trong tương lai?

Những khía cạnh doanh nghiệp cần quan tâm khi tiến hành xác định mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi số:

  • Tự động hóa quá trình
  • Làm việc từ xa
  • Công nghệ mới
  • Một trang web mới
  • Một chiến lược tiếp thị mới
  • Thay đổi mô hình kinh doanh
  • Trải nghiệm khách hàng đầu tiên khi áp dụng chuyển đổi kỹ thuật

Để tránh chiến dịch chuyển đối số thất bại, doanh nghiệp cần làm rõ mục tiêu trước và sau khi thực hiện chuyển đổi số.

2. Thiếu kinh nghiệm chuyển đổi số

Thiếu kinh nghiệm trong chuyển đổi kinh doanh dẫn đến những sai lầm cơ bản, chẳng hạn như ban đầu đặt mục tiêu không chính xác, thiếu chiến lược rõ ràng, quản tài chính rủi ro và không đủ nguồn nhân lực. Những sai lầm này sẽ dẫn đến một chuỗi sai lầm tiếp đó làm cho chiến lược chuyển đổi số thất bại nhanh chóng.

Tất nhiên, các công ty hầu hết không có kinh nghiệm chuyển đổi số bởi họ vẫn đang làm việc trong mọi trường nửa số hóa nửa truyền thống. Cách tốt nhất là học hỏi từ những doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công. 

3. Thiếu một teamwork vững mạnh

Để triển khai một chiến dịch, đòi hỏi cần có sự kiên nhẫn và hết mình của đội nhóm trong doanh nghiệp trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới

Ngày nay, rủi ro không sử dụng kỹ thuật số cao hơn nhiều so với rủi ro thất bại. Nó đặc biệt đúng trong bối cảnh thị trường vẫn chưa qua giai đoạn khủng hoảng như hiện nay. Do đó việc xây dựng một đội nhóm vững mạnh trở thành nhiệm vụ hàng đầu của các công ty.

4. Bỏ qua chuyển đổi trải nghiệm khách hàng

Suy cho cùng việc áp dụng công nghệ cũng để thỏa mãn trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp trong khi chuyển đổi số công nghệ bỏ qua việc chuyển đổi số trải nghiệm khách hàng.

Áp dụng công nghệ là cánh tay nối dài của doanh nghiệp trong việc tự động hóa công việc chăm sóc khách hàng rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

5. Quá trình số hóa diễn ra quá nhanh

Tham vọng của các doanh nghiệp là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Do đó, doanh nghiệp luôn cố gắng thực hiện một số thay đổi cùng một lúc tuy nhiên điều này lại xảy ra sự chậm trễ và thất bại vì doanh nghiệp không thể kiểm soát mọi thứ cùng một lúc. Doanh nghiệp cần có một chiến lược thông minh để chuyển đổi từng quy trình – từng bước một.

6. Không hiểu được nhu cầu của khách hàng

Quá trình số hóa doanh nghiệp cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của khách hàng như hỏi xem khách hàng có hài lòng với dịch vụ không và những thay đổi mà họ mong đợi sẽ được trải nghiệm trong tương lai.

7. Công nghệ mới nhưng văn hóa nội bộ vẫn cũ

Đưa công nghệ vào công ty là việc dễ dàng nhưng sử dụng công nghệ hiệu quả là điều không hề dễ. Doanh nghiệp muốn sử dụng công nghệ hiệu quả đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải thay đổi tư duy cũ và cảm nhận sự tích cực từ những áp dụng của công nghệ. Họ cần hiểu rằng công nghệ sẽ giúp ích cho công việc của họ, và điều đó đóng vai trò quan trọng cho những thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Đội ngũ nhân viên đã nắm rõ mục tiêu chuyển đổi số chưa?
  • Nhân viên có cảm thấy tích cực về những thay đổi mà công nghệ mang lại?
  • Nhân viên có được hướng dẫn thích nghi những thay đổi trong quá trình chuyển đổi số?
  • Các biện pháp thúc đẩy khuyến khích nhân viên tăng năng suất trong công việc

8. Lựa chọn nền tảng công nghệ không phù thuộc

Tùy vào quy mô, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn các nền tảng công nghệ cho phù hợp. Việc lựa chọn nền tảng công nghệ không phù hợp ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch chuyển đổi số doanh nghiệp.

Các bước chuyển đổi số

Theo thống kê từ Tập đoàn hệ thống công nghệ Hoa Kỳ Cisco: quá trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP trong năm 2024. Tuy nhiên, hơn 70% doanh nghiệp SME tại Việt Nam vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin tại Việt Nam cả nước chỉ có 15% doanh nghiệp đã và đang triển khai giải pháp chuyển đổi số.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ việc các doanh nghiệp chưa nắm được các bước chuyển đổi số cụ thể và những công nghệ chuyển đổi số.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên hành trình của đổi số của mình. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết hôm nay của MISA meInvoice. Theo dõi website của chúng tôi để đón đọc những kiến thức bổ ích nhé!

>>Tham khảo nội dung liên quan: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021
  4. 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ
  5. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam