Xu hướng chuyển đổi số sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2021 và những năm tới khi thế giới vẫn đang gánh chịu những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19?
Có thể thấy đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị chao đảo. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn nhiều hơn số ca tử vong do nhiễm dịch bệnh. “Hố tử thần” của đại dịch không bỏ qua bất cứ ai kể cả các doanh nghiệp lâu năm trên thị trường. Tuy nhiên, trong diễn biến phức tạp của đại dịch cũng có không ít các doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng đặc biệt các doanh nghiệp start-up, nhờ chớp thời cơ áp dụng công nghệ chuyển đổi số kịp thời.
- Theo báo cáo của McKinsey (Viện nghiên cứu toàn cầu) cho biết: 54% doanh thu của các công ty khởi nghiệp năm 2020 được tạo ra nhờ sự góp mặt của kỹ thuật số. Các chuyên gia cũng nhận định năm 2021 con số này sẽ còn tăng.
- Theo IDC, 30% tổ chức doanh nghiệp sẽ tăng cường đổi mới và sáng tạo lại mô hình kinh doanh bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại để tăng doanh thu của họ trong tương lai.
Từ những thực tế đó, các chuyên gia kỹ thuật số nhận định: 7 xu hướng chuyển đổi số trong năm 2021 dưới đây:
>>> Có thể bạn quan tâm:
1. Đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật tăng gấp đôi
Xu hướng chuyển đổi số đầu tiên đó là các công ty, tổ chức sẽ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào công nghệ, tự động hóa. Có thể thấy, khi các doanh nghiệp vật lộn với COVID-19 họ đã đối mặt với giãn cách xã hội, làm việc online, quản lý và điều hành từ xa. Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ chuyển đổi số.
Theo Tạp chí Thương mại Toàn cầu, các hạn chế về di chuyển, đóng cửa văn phòng và gián đoạn nguồn cung đều góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số này. Hãng truyền thông IOTNow báo cáo rằng các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số sẽ không ngừng tăng tốc trong 5 năm tới. Statista cũng dự đoán chi tiêu cho chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi trong 3 năm từ 2020 đến 2023.
2. 80% các công ty sẽ triển khai các giải pháp Remotely Working
Theo Deloitte, hầu hết các công ty đã có sự chuyển đổi sang phương pháp làm việc số để tuân thủ nguyên tắc giãn cách xã hội của chính phủ. Nhiều công ty công nghệ lớn như Google và Facebook đã cho nhân viên của họ làm việc từ xa ít nhất đến hết năm 2021. Lối làm việc này không chỉ là xu hướng chuyển đổi số ở thời kỳ đại dịch mà còn là xu hướng làm việc thiết yếu trong tương lai.
3. Các công nghệ làm việc trực tuyến sẽ thay thế phòng làm việc thực tại các doanh nghiệp
Năm 2020, chúng ta đã được nghe nhiều đến các nền tảng làm việc trực tuyến như Zoom, Webex hay Microsoft Teams. Doanh thu của những công ty này tăng “thần tốc” sau đại dịch. Đơn cử, doanh thu Zoom tăng 369% đạt mức 882,5 triệu USD.
Bên cạnh đó, các nền tảng quản trị doanh nghiệp trong nước ra đời ngày càng nhiều. Điều đó chứng minh, nhu cầu sử dụng công nghệ để quản trị của các doanh nghiệp tăng nhanh.
4. Mạng truyền thông kỹ thuật 5G sẽ bao phủ toàn cầu
Nhu cầu kết nối, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số ngày một tăng thúc đẩy các dịch vụ di động 5G có khả năng đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao ra đời.
Mặc dù đại dịch đã làm gián đoạn quy trình triển khai mạng 5G mới vào đầu năm 2021, nhưng 5G đã có mặt tại một số thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh,… Trong khi đó, các nhà sản xuất thiết bị di động lớn trên thế giới như Samsung và Apple đến Xiaomi và Motorola – đã và chuẩn bị phát hành điện thoại 5G ở tất cả mọi mức giá.
Mạng kỹ thuật 5G sẽ trở thành xu hướng chuyển đổi số kỹ thuật mạnh mẽ trong năm 2021, bên cạnh đó sự ra đời của Wi-Fi 6 tăng tốc độ kết nối cũng đang được các chuyên gia nghiên cứu để phục vụ cộng đồng.
5. Tập trung nhiều hơn vào Bán lẻ đa kênh
Năm 2020, chúng ta đã được chứng kiến sức mạnh của thị trường bán lẻ. Năm 2021, bán lẻ đa kênh sẽ là yếu tố cần thiết để chuyển đổi số thành công cho ngành bán lẻ.
Chuyển đổi số công nghệ có thể khiến khách hàng coi chuỗi cung ứng tại các cửa hàng trực tuyến và cửa hàng thực với chất lượng tương ứng. Khách có thể nhờ công nghệ để tin tưởng tuyệt đối vào trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Đây là xu hướng chuyển đổi số quan trọng giúp phá vỡ các rào cản về mặt địa lý.
6. Tăng tốc trong Phân tích, dự đoán và mô tả trong các lĩnh vực
Một trong những yếu tố độc đáo được ghi nhận trong đợt dịch COVID là cách các nhà khoa học có thể dự đoán sự phát triển của bệnh nhiễm trùng và xác định mức độ đỉnh điểm ở một mức độ nào đó. Các bệnh viện đã sử dụng công nghệ dự đoán để dự đoán vị trí và thời gian của các đợt tăng COVID cục bộ với mức độ chính xác đáng kể.
Phân tích, mô tả cho phép các doanh nghiệp xác định các quyết định tối ưu để đối phó với các vấn đề khủng hoảng. Sự phát triển nhanh chóng trong phân tích dự đoán và mô tả đại diện cho các xu hướng chuyển đổi số chính để đạt được thành công vào năm 2021.
7. Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ điện toán đám mây
Một xu hướng chuyển đổi số quan trọng khác trong năm 2021 là sự can thiệp mạnh mẽ từ công nghệ đám mây. Đây sẽ là giải pháp giải phóng doanh nghiệp hoàn toàn khỏi các ứng dụng cố định tồn tại nhiều hạn chế. Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập dữ liệu trên toàn thế giới và là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho việc làm từ xa. Công nghệ đám mây mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng vô song, cho phép các tổ chức phản ứng nhanh chóng với các cơ hội và thách thức mới.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp về các xu hướng chuyển đổi số trong thời gian tới. Từ đó, xây dựng các chiến lược chuyển đổi số phù hợp với mô hình kinh doanh và điều kiện thị trường hiện tại.
*Nguồn tham khảo: Forbes
>>> Tham khảo các nội dung liên quan: