Home Kiến thức Blog 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ

6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ

1177

42% Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cho rằng xây dựng một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả là vũ khí đắc lực để tăng sức cạnh và có chỗ đứng trên thị trường.

Chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô trong thời kỳ công nghệ số lên ngôi như hiện nay. Có thể, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn ngân sách hạn chế sẽ là gặp nhiều rào cản.

Tuy nhiên, những lợi ích mà công nghệ mang lại có thể gấp rất nhiều lần so với nguồn vốn bỏ ra mà các doanh nghiệp nhỏ không nên bỏ qua. Nó sẽ giúp nhà quản trị cải thiện hiệu quả công việc, rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Theo số liệu từ Frivvo, 42% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện coi chuyển đổi kỹ thuật số là vũ khí cốt lõi trong chiến lược tổ chức của họ. Vậy làm sao để các doanh nghiệp SMBs thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số. Theo dõi ngay bài viết: 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ dưới đây.

>>>Có thể bạn quan tâm: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
  4. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  5. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021

1. Chuyên môn hóa vai trò và trách nhiệm công việc của nhân viên

Chuyên môn hóa công việc ở kỷ nguyên 21 đã được triển khai từ lâu đặc biệt các ngành đặc thù như sản xuất, y tế, thương mại, vận tải,… Việc phân công công việc chuyên trách có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu bộ máy từ trên xuống dưới và dễ dàng điều chỉnh sai sót khi bộ máy gặp vấn đề. Tuy nhiên việc phân chia quy trình khoa học để đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số đối với doanh nghiệp nhỏ có thể gặp nhiều khó khăn.

Do đó, điều quan trọng là bạn phải trao quyền cho một người quản lý dự án dày dặn kinh nghiệm và thật sự tài giỏi. Người này, không chỉ chịu trách nhiệm về CNTT mà còn chịu trách nhiệm lên kế hoạch, phân bổ, kiểm duyệt kết quả công việc.

2. Xác định nguồn lực về ngân sách và thời gian của doanh nghiệp

Một thực trạng lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hạn chế về nguồn lực: con người, kiến thức, thời gian và tiền bạc. Hãy tìm ra những lợi thế bạn có thể chắc chắn đáp ứng cho công cuộc chuyển đổi số. Đặc biệt là vấn đề về ngân sách và thời gian.

Khi đã xác định chính xác nguồn lực hiện tại để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phân bổ nguồn lực đó cho từng nhiệm vụ cụ thể để chiến lược chuyển đổi số có thể đi đường dài.

3. Xác định những lĩnh vực trong công ty cần ưu tiên số hóa

Liệt kê những vấn đề đang tồn đọng ảnh hưởng đến doanh số của bạn như: quy trình bán hàng, quy trình làm việc nội bộ, quy trình tuyển dụng, tình trạng lưu trữ dữ liệu,…Qua đó, doanh nghiệp xác định những vấn đề cần ưu tiên chuyển đổi số.

4. Tham khảo ý kiến ​​và thông báo cho nhân viên về chiến lược chuyển đổi số của công ty

Chuyển đổi số là một chặng đường dài đòi hỏi doanh nghiệp cần có một tổ chức lớn mạnh. Không đơn thuần là áp dụng công nghệ, cần áp dụng công nghệ để làm việc hiệu quả và sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ đó.

Việc lấy ý kiến từ nhân viên có thể giúp chiến lược chuyển đổi số chính xác và diễn ra nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như việc nhân viên sẽ cung cấp cho bạn thông tin như: nhu cầu và thách thức làm việc của nhân viên, công việc nhân viên mất nhiều thời gian nhất trong ngày do quy trình hoặc công nghệ kém từ đó bạn có thể tìm cách cải thiện những vấn đề đó.

5. Lập kế hoạch dài hạn và phương án đề phòng rủi ro

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch dài hạn cho chiến lược chuyển đổi số của mình:

  • Những nội dung cần chuyển đổi số
  • Phân công nguồn lực
  • Kế hoạch chi phí
  • Những công nghệ nào cần bổ sung
  • Kế hoạch đào tạo nhân sự sử dụng công nghệ
  • Nhà cung cấp công nghệ
  • Kết quả kỳ vọng sau 3 – 5 năm triển khai

6. Tham khảo các chiến lược chuyển đổi số thành công và nhận lời khuyên từ chuyên gia

Mặc dù một doanh nghiệp lớn có thể thu hút các nhà tư vấn chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng điều này không khả thi đối với mọi công ty nhỏ. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể theo dõi kế hoạch chuyển đổi số của các doanh nghiệp thành công thông phương tiện truyền thông hoặc nhận lời khuyên từ các nhà cung cấp phần mềm công nghệ.

7. Hợp tác với các đối tác công nghệ & dịch vụ phù hợp

Công nghệ, phần mềm là yếu tố then chốt trong chiến lược chuyển đổi số của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp nhỏ nguồn ngân sách hạn chế, việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hưởng ứng chương trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ. MISA cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhỏ dễ dàng chuyển đổi giao dịch điện tử nâng cao trải nghiệm hài lòng từ khách hàng.

>>>Quý doanh nghiệp quan tâm CLICK vào nút dưới đây để nhận ƯU ĐÃI:

Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên hành trình của đổi số của mình. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết hôm nay của MISA meInvoice. Theo dõi website của chúng tôi để đón đọc những kiến thức bổ ích nhé!

>> Tham khảo bài viết liên quan: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
  4. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  5. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021