Home Kiến thức Blog Tại sao doanh nghiệp bán hàng thất bại? 6 TIPs khắc phục...

Tại sao doanh nghiệp bán hàng thất bại? 6 TIPs khắc phục dành cho doanh nghiệp start-up

2361

Doanh nghiệp khởi nghiệp được đánh giá là đối tượng có nhiều tiềm năng thành công như: thừa hưởng nền công nghệ tân tiến, kinh nghiệm kinh doanh xương máu từ các doanh nghiệp đi trước, nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiệt huyết,…Với rất nhiều lợi thế, tại sao các Startup vẫn không gặt hái được thành quả. Nguyên nhân bán hàng thất bại của các Startup đến từ đâu?

>> Tham khảo nội dung hữu ích: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Tại sao doanh nghiệp Startup bán hàng không hiệu quả?

Nguyên nhân bán hàng thất bại từ các Startup:

1. Không hiểu khách hàng

Insight khách hàng là vấn đề cốt lõi quyết định nội dung, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có chạm đến “nỗi đau”, “nhu cầu” hay “sở thích” của khách hàng hay không. Tuy nhiên để hiểu được tâm lý khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, phân tích chỉ số tiêu dùng, phân tích kết quả bán hàng, phân tích lý do mua hàng của khách hàng, thống kê số lượng mặt hàng bán chạy,…

Có thể những chỉ số này không dễ dàng với các doanh nghiệp Startup do nguồn lực và kinh nghiệm phân tích hành vi khách hàng giới hạn.

2. Không có chiến lược bán hàng cụ thể

Kế hoạch bán hàng bài bản cho từng đối tượng: khách hàng trung thành, khách hàng đã mua hàng, khách hàng mới thường không được triển khai hiệu quả. Đó là lý do khiến doanh nghiệp không thể chạm đến nhu cầu khách hàng và khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Quy trình bán hàng thủ công – khách hàng trải nghiệm không hài lòng

Quy trình bán hàng thủ công là nguyên nhân khiến nhân viên của bạn không thể đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Điều đó là lý do khiến khách hàng phải chờ đợi tạo nên những trải nghiệm không hài lòng của khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân bán hàng thất bại thường gặp nhất của các doanh nghiệp.

4. Chi phí nhân viên, chi phí giấy tờ quá lớn

Các doanh nghiệp mới thành lập thường không biết cách tối ưu chi phí như: chi phí nhân viên, chi phí giấy tờ, chi phí thiết bị,…Do đó các doanh nghiệp thường có mức chi phí duy trì hoạt động quá cao trong khi đó doanh thu bán hàng thấp dẫn đến tình trạng bội chi.

7 TIPS khắc phục bán hàng không hiệu quả – Startup không thể bỏ lỡ

1. Thiết kế lại quy trình bán hàng

Nguyên nhân bán hàng thất bại hàng đầu luôn xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp. Nếu bạn có thể làm tốt hơn trải nghiệm cho khách hàng, bạn chắc chắn sẽ được họ ghi nhận.

Các bước xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả:

Bước 1: Đánh giá thị trường thay đổi và đánh giá thực trạng hiện tại

Bước 2: Xác định mục tiêu rõ ràng thời gian tới

Bước 3: Xác định các bước cần có trong quy trình  bán hàng

  • Tiếp cận khách hàng
  • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ
  • Tư vấn/giải đáp nhu cầu, vấn đề của khách hàng
  • Thuyết phục khách hàng
  • Mua hàng
  • Chăm sóc khách hàng sau bán

Bước 4: Thiết lập thử nghiệm quy trình

Bước 5: Phân bổ nguồn lực từng khâu và đào tạo

Bước 6: Triển khai và đánh giá kết quả

2. Đào tạo nhóm bán hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua

Theo số liệu từ báo cáo từ Salesforce, thái độ phục vụ của nhân viên chiếm 37% quyết định mua hàng từ khách hàng.

Xuất phát từ thực tế mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp xác định hành vi mua hàng từ đó đào đạo nhóm bán hàng về cách tiếp cận từng nhóm khách hàng khác nhau. Điều này sẽ giúp đội ngũ bán hàng nắm bắt đúng khách hàng tiềm năng và quy trình bán hàng phù hợp từ đó giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.

3. Thiết lập tự động hóa trong quá trình bán hàng

Doanh nghiệp nên triển khai các công nghệ giảm tối đa hoạt động thủ công của con người như phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm chăm sóc khách hàng, chatbot,…để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng trong việc tư vấn, chốt đơn, vận chuyển,…

4. Bán hàng Online – thương mại trực tuyến

Ở kỷ nguyên số, bán hàng trên các kênh Online là hoạt động không thể thiếu đặc biệt ở thị trường Việt Nam.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, Việt Nam thuộc TOP 15 quốc gia có tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh lớn nhất thế giới đạt 47%.

Đây là nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào phục vụ cho các chiến lược tiếp thị, bán hàng của các doanh nghiệp Startup.

5. Tạo môi trường nhiệt huyết cho nhân viên kinh doanh

Môi trường, quyền lợi chính là những điều bạn cần thỏa đáng cho nhân viên của mình để tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc.Trước những khó khăn mà nhân viên đang phải đối mặt trong công việc và cuộc sống cá nhân, các nhà quản lý nên xem xét lại các kỳ vọng về hiệu suất bán hàng thông thường. Nếu bạn đặt ra các mục tiêu có thể đạt được và thực tế, nhóm bán hàng của bạn sẽ có động lực hơn để nỗ lực hết mình.

6. Hạn chế tối đa sử dụng giấy tờ

Bạn luôn muốn nhân viên của mình hoàn thành 100% hiệu suất công việc, tuy nhiên ⅔ quỹ thời gian nhân viên của bạn dành ra để làm các công việc hành chính như: viết hóa đơn, viết email, hợp đồng, nhập liệu thông tin, làm đề xuất – tờ trình, đợi Sếp ký giấy tờ. Thời gian đó đủ để khách hàng của bạn rời đi vì chờ đợi. Ở thời kỳ chuyển đổi số công nghệ, mô hình làm việc này đã không còn phù hợp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Startup. Các công nghệ phần mềm hiện đại sẽ giảm tối đa khối lượng công việc thủ công hàng ngày, tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Bạn có thể loại bỏ giấy tờ bằng cách xuất hóa đơn điện tử, ký số giấy tờ, quản lý nhân viên trên phần mềm.

Tại sao các doanh nghiệp Startup nên sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice?

  1. Tích hợp được với phần mềm kế toán

Đội ngũ kinh doanh có thể dễ dàng xuất hóa đơn cho khách hàng và quản lý chúng khoa học. Kế toán hạn chế sai sót, thông tin được tự động hóa và làm báo cáo dễ dàng.

2. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giao dịch

Nhóm bán hàng của bạn rất có thể không phải có quyền truy cập vào máy in văn phòng, máy quét hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh nữa. Với meinvoice giờ đây họ có thể đẩy nhanh giao dịch điện tử gửi trực tiếp hóa đơn qua email cho khách hàng.

3. Loại bỏ sai sót cho kế toán khi lập hóa đơn giấy khiến khách hàng phàn nàn

Tham khảo ngay chương trình ƯU ĐÃI của MISA meInvoice và nhấn nút Nhận ưu đãi để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ:

Hy vọng bài viết trên đây mang lại kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp mới thành lập. Theo dõi Website của MISA meInvoice để đón đọc những nội dung bổ ích nhé!

>>> Tham khảo nội dung hữu ích: 

  1. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  2. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021
  3. 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ