Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là chứng từ kế toán do đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống cấp khi khách hàng mua dịch vụ.
Vậy hóa đơn dịch vụ ăn uống có quy định như thế nào? Có lưu ý gì khi thực hiện kê khai, xuất hóa đơn không? Tham khảo ngay bài viết sau để biết chi tiết.
Có thể bạn quan tâm?
|
1. Quy định xuất hóa đơn dịch vụ ăn uống hợp lệ
1.1 Nội dung hoá đơn nhà hàng ăn uống
Hóa đơn điện tử ăn uống phải đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn đảm bảo ghi đúng tiêu chuẩn được quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC
- Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì tên liên hóa đơn phải được thực hiện theo điểm c, khoản 2, điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC
- Số hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (nếu có)
- Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết tiếng Việt, chữ số Ả Rập và đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”
1.2 Thời điểm lập hoá đơn dịch vụ ăn uống
Thời điểm lập hóa đơn điện tử ăn uống phải tuân thủ theo đúng quy định tại:
Khoản 2, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Điểm g, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
2. Mẫu hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống nhà hàng
Dưới đây là mẫu hóa đơn dịch vụ ăn uống được nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng bạn có thể tham khảo.
*Lưu ý: Nếu nhà hàng, quán ăn của bạn chưa có máy tính tiền hay phần mềm quản lý nhà hàng kết nối với phần mềm hóa đơn điện tử thì cần lựa chọn phần mềm quản lý kết nối với phần mềm HĐĐT đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu hóa đơn theo quy định tại Quyết định 1510/QĐ-TCT ngày 21/9/2022.
Trong đó, MISA CukCuk là phần mềm quản lý toàn diện cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe… Sử dụng MISA CukCuk bạn dễ dàng xuất hóa đơn điện tử dịch vụ F&B MISA meInvoice, giúp quán xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo quy định của Thông tư 78 và Nghị định 123.
Hóa đơn được xuất ra đầy đủ thông tin cần thiết như tên món ăn, số lượng, giá trị, thuế và các chi tiết khác. Việc này không chỉ giảm thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu mà còn giúp việc xuất hóa đơn nhanh chóng, đặc biệt là trong giờ hàng quán cao điểm.
Trong đó, MISA CukCuk là phần mềm quản lý bán hàng toàn diện dành cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe, khách sạn, quán bida, karaoke… Sử dụng MISA CukCuk bạn dễ dàng kết nối đối tác xuất hóa đơn điện tử dịch vụ F&B MISA meInvoice, giúp quán xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo quy định của Thông tư 78 và Nghị định 123.
Xem thêm: |
3. Cách xuất hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống từ máy tính tiền
Để lập hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền trên Meinvoice web bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn Hóa đơn\Hóa đơn máy tính tiền >> chọn Thêm mới
- Bước 2: Phát hành hóa đơn
- Chọn mẫu hóa đơn máy tính tiền cần phát hành
- Khai báo đầy đủ các thông tin trên hóa đơn.
- Nhấn Lưu/Lưu và phát hành để phát hành ngay hóa đơn.
-
- Tích chọn Gửi hóa đơn đơn cho khách hàng: Hệ thống sẽ tự động gửi hóa đơn cho khách hàng ngay sau khi phát hành và cấp mã hóa đơn.
- Lựa chọn ký số/không ký số lên hóa đơn theo nhu cầu của đơn vị.
- Chọn “Phát hành” để hoàn thành việc xuất hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống từ máy tính tiền
4. Giải đáp thắc mắc về hóa đơn ăn uống
Câu 1: Có cần xuất hóa đơn điện tử ăn uống kèm bảng kê không?
Trước đây, khi sử dụng hóa đơn giấy có trường hợp người bán dịch vụ ăn uống cần lập bảng kê là do số lượng món ăn nhiều và không thể ghi hết trên 1 trang.
Nhưng hiện nay, khi sử dụng hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống người bán không cần lập bảng kê bởi hóa đơn điện tử không bị giới hạn số dòng trên một tờ hóa đơn.
Câu 2: Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết từng món ăn và thuế suất liên quan không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Từ quy định trên thì hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp, hàng hóa có nhiều chủng loại thì tên hàng hóa cũng phải chi tiết đến từng chủng loại. Đồng thời, khi tính tổng tiền thanh toán thì phải có thuế GTGT.
Trường hợp các các món ăn hay sản phẩm nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,…) thì cần ghi rõ mức thuế suất, tên hàng hóa, dịch vụ tương ứng trên hóa đơn.
Trên đây là toàn bộ quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống hy vọng Meinvoice đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Hiện nay, các nhà hàng có thể dễ dàng lập hóa đơn bằng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice nhanh chóng và thuận tiện. MISA meInvoice giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm 90% chi phí và thời gian khi khởi tạo hóa đơn.
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 5 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: