Home Kiến thức 7 Điểm mới trong quy định về sử dụng hóa đơn điện...

7 Điểm mới trong quy định về sử dụng hóa đơn điện tử trong nghị định 119/2018/NĐ-CP

1170

Thông tư 119 hóa đơn điện tử quy định thời hạn sử dụng hóa đơn điện tử là khi nào? những đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử? Những điểm mới trong nghị định 119 được thể hiện như thế nào?

1. Đối tượng áp dụng thông tư 119 hóa đơn điện tử là ai?

Theo đó, một trong những vấn đề đầu tiên chính phủ đề cập đến là đối tượng cần triển khai thực hiện hóa đơn điện tử. Tại Điều 2, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định rõ đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử là:

  1. Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác
  • Tổ chức khác
  • Hộ, cá nhân kinh doanh
  1. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
  2. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  3. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn

2. Đối tượng được Tổng cục Thuế cung cấp dịch vụ HĐĐT miễn phí có mã của cơ quan thuế

Theo khoản 1 điều 13 của Thông tư 119 hóa đơn điện tử quy định 5 đối tượng được sử dụng miễn phí hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

  • Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, các hộ cá nhân kinh doanh chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp trong 12 tháng kể từ thời điểm thành lập
  • Đơn vị doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tại các địa bàn thuộc địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn
  • Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng. Không áp dụng với những hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước từ 3 tỷ đồng trở lên
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc, quy định của Bộ Tài chính. Không áp dụng với các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu công nghệ cao
  • Các đơn vị được quy định bởi Bộ Tài Chính

3. Quy định điều kiện hóa đơn điện tử hợp lệ, hợp pháp

Tại điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP khi lập hóa đơn điện tử cần đảm bảo đầy đủ những nội dung sau trên hóa đơn xác định tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn:

  • Tên hóa đơn –  ký hiệu hóa đơn – ký hiệu mẫu số hóa đơn – số hóa đơn
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế người mua (nếu có)
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, thành tiền chưa tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT và tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Tổng số tiền thanh toán
  • Chữ ký số của người bán
  • Chữ ký số người mua
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử
  • Mã cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
  • Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan

>>> Xem thêm bài viết: Cách kiểm tra tính hợp lệ hóa đơn đầu vào nhanh chóng, chính xác nhất

4. Thời hạn chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử

Tại Khoản 2, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định rõ: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

Thời hạn bắt buộc chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 119

Như vậy thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử là từ ngày 01/11/2020

5. Trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Tại điều 23 thông tư 119 hóa đơn điện tử quy định nhà cung cấp hóa đơn điện tử có những trách nhiệm sau đây:

Trách nhiệm nhà cung cấp hóa đơn điện tử

6. Quy định về việc khai báo cơ quan thuế khi hóa đơn điện tử gặp sai sót

Tại điều 17, Nghị định 119/2018/NĐ-CP,  doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử khi gặp sai sót chủ gửi cho người mua thì bắt buộc phải thông báo tới cơ quan thuế để hủy hóa đơn điện tử đã lập và tiến hành lập hóa đơn thay thế.

Trường hợp DN sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế, nếu đã gửi cho người mua và phát hiện sai sót thì hai bên bán mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, rồi bên bán mới thông báo tới cơ quan thuế để hủy hóa đơn và lập hóa đơn thay thế.

7. Nguyên tắc chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

Tại điều 10 quy định việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy cần đảm bảo đúng nội dung.  

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định.

Quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo nghị định 119

>>> TẢI chi tiết Nghị định 119/2018/NĐ-CP TẠI ĐÂY

Doanh nghiệp nên mua phần mềm hóa đơn điện tử ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp hóa đơn điện tử khác nhau khiến người dùng gặp khó khăn trong việc chọn lựa nhà cung cấp đồng hành phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. 

MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế kiểm duyệt và khuyến khích các doanh nghiệp nên sử dụng.

hoa don dien tu nguyen van phung

Những lý do, doanh nghiệp nên lựa chọn MISA là nhà cung cấp đồng hành lâu dài:

  • MISA là đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử có nền tảng tài chính – kế toán với 25 năm kinh nghiệm triển khai cho hàng ngàn doanh nghiệp. Do đó người dùng có thể nhận được sự hỗ trợ không chỉ về sử dụng phần mềm mà còn nhận được sự hỗ trợ với về các nghiệp vụ kế toán khi sử dụng phần mềm.
  • Là giải pháp đầu tiên áp dụng công nghệ Blockchain tăng tính bảo mật dữ liệu cho người dùng.
  • Có mạng lưới kinh doanh, triển khai phần mềm tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
  • MISA có hệ sinh thái tài chính – kế toán khép kín. Người dùng có thể tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử với phần mềm kế toán tự động cập nhật dữ liệu – quản lý thông tin tập trung.
  • Đối với khách hàng đã sử dụng phần mềm kế toán MISA có thể hạn chế rủi ro khi tích hợp hai phần mềm khác nhà cung cấp.
  • MISA có đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/24 giúp doanh nghiệp khắc phục, giải quyết vấn đề nhanh chóng không làm gián đoạn quy trình công việc.

Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Dùng thử hóa đơn điện tử>>Xem thêm nội dung hữu ích tại đây:

  1. Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
  2. Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai
  3. Hướng dẫn Lập và Xuất hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi