Home Kiến thức Hóa đơn đầu vào được kê khai trong thời gian bao lâu?

Hóa đơn đầu vào được kê khai trong thời gian bao lâu?

11962
khong ke khai hoa don dau vao - MISA meInvoice

Không kê khai hóa đơn đầu vào có được không? Thời gian kê khai hóa đơn đầu vào là bao lâu? Trong trường hợp hóa đơn đầu vào kê khai sau khi hoàn thuế GTGT phải xử lý như thế nào? Với hàng hóa không chịu thuế kế toán có cần kê khai hóa đơn đầu vào không? Mời các bạn tham khảo ngay thông tin dưới đây!

Hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ. Tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC, hóa đơn phải đáp ứng các tiêu chí sau mới được phép khấu trừ:

  • Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp mua vào hành hóa, dịch vụ.
  • Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào trị giá lớn hơn 20 triệu đồng.

Tức là, đơn vị kinh doanh chỉ được khấu trừ thuế GTGT khi có thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào.Hướng dẫn từ A-Z các bước nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế (1)

Không kê khai hóa đơn đầu vào có sao không? 

Không kê khai hóa đơn đầu vào là hoàn toàn được phép đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rủi ro không đáng có sau đây:

Rủi ro khi không kê khai hóa đơn đầu vào
Bị xử phạt vi phạm làm mất hóa đơn trong trường hợp không thể xuất trình, chứng minh được hóa đơn đầu vào cho các hàng hóa, dịch vụ đã mua khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra.
Chịu xử phạt vi phạm trốn thuế trong trường hợp không kê khai hóa đơn đầu vào và bị cơ quan thuế chứng minh rằng đây là hành động trốn doanh thu.

khong ke khai hoa don dau vao - MISA meInvoice

Dù không có quy định bắt buộc kê khai hóa đơn đầu vào cho doanh nghiệp. Có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai không phải là hành vi trái pháp luật. Nhưng nếu không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trở ngại phía sau.

Doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT nếu không kê khai hóa đơn đầu vào. Nếu doanh nghiệp không muốn thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào, nên giữ lại đầu đủ các hóa đơn. Như vậy, doanh nghiệp mới chứng minh được hóa đơn cho các dịch vụ, hàng hóa đã mua khi có đợt kiểm tra từ cơ quan thuế.

>>Xem thêm: Cách xử lý hóa đơn đầu vào bị bỏ sót

Hóa đơn đầu vào không chịu thuế cần kê khai không?

Kê khai hóa đơn đầu vào để tính toán số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế được khấu trừ. Vậy đối với những hóa đơn đầu vào mua bán hàng hóa không chịu thuế có cần kê khai không?

Như thế nào là hàng hóa không chịu thuế?

Căn cứ vào Luật Thuế GTGT 2008 sửa đổi bổ sung vào năm 2016 hàng hóa không chịu thuế là những mặt hàng không cần đóng thuế. Cụ thể những mặt hàng không chịu thuế bao gồm:

STT Hàng hóa không chịu thuế GTGT
1 Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
2 Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền
3 Hệ thống tưới, tiêu nước, cày, bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
4 Phân bón, máy móc, thiết bị chuyên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ, thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
5 Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối tinh, muối i-ốt
6 Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê
7 Chuyển quyền sử dụng đất
8 Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người. Bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản
9 Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế, hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật
10 Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.
11 Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích
12 Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ
13 Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
14 Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật
15 Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
16 Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học.
17 Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện
18 Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp. Sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
19 Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân

Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.

20 Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu

Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài

21 Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác
22 Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
23 Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính
24 Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác

Khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên

25 Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật
26 Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống

Theo Khoản 2 công văn 4943/TCT-CS, Tổng cục Thuế giải đáp:

Người nộp thuế không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Tuy nhiên, bên bán hàng hóa dịch vụ hàng hóa vẫn phải kê khai những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế này vào hàng số 1 trên bảng kê bán ra số PL 01-1/GTGT.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Quy định thời gian kê khai hóa đơn đầu vào là bao lâu?

Ở quy định cũ tại thông tư số 06/2012/TT-BTC ban hành vào ngày 01/11/2012 thì thời gian kê khai hóa đơn đầu vào là trong vòng tháng mới đủ điều kiện để được khấu trừ.

Tuy nhiên, căn cứ vài quy định tại Thông tư số 219/2013/TT- BTC, ngày 31/12/2013 quy định cụ thể tại Khoản 8, Điều 14 trong thông tư này như sau:

– Người nộp thuế xác định thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào thì tiến hành kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hàng hóa, dịch vụ đã xuất dùng hay còn để trong kho.

– Những trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì người nộp thuế được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Như vậy có nghĩa thời gian kê khai hóa đơn đầu vào không bị giới hạn thời gian trong 6 tháng nữa. Người nộp thuế thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào ở bất cứ thời điểm nào.

Hóa đơn đầu vào kê khai sau khi được hoàn thuế GTGT xử lý thế nào?

Ví dụ:

Trường hợp công ty A phát sinh 200 số hóa đơn đầu vào năm 2020 chưa kê khai. Ngày 11/3/2021 cục thuế ban hàng quyết định kiểm tra sau hoàn thuế GTGT tại công ty A để kiểm tra thuế. Ngày quyết định kiểm tra sau hoàn thuế là ngày 3/4/2021 trước thời điểm công ty thực hiện kê khai khấu trừ 200 số hóa đơn bỏ sót năm 2020 thì 200 số hóa đơn này sẽ không được tinh khấu trừ hoàn thuế GTGT.

Như vậy: 

  • Thuế GTGT đầu vào kê khai sót chỉ được phép kê khai khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp.
  • Trường hợp kê khai bổ sung sau thời điểm công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thì không được thực hiện khấu trừ thuế.

Giới thiệu giải pháp xử lý hóa đơn đầu vào MISA meInvoice

Hiện nay, công nghệ đóng vai trò cốt lõi trong quá trình quản lý. Đối với hóa đơn đầu vào kế toán hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi còn bỡ ngỡ với cách quản lý mới hóa đơn điện tử như:

  • Mất thời gian nhập liệu dữ liệu hóa đơn lên phần mềm kế toán
  • Khó khăn trong tra cứu – kiểm tra tính hợp lệ hóa đơn
  • Quản lý rời rạc thiếu tập trung dẫn đến bỏ sót chứng từ
  • Khó khăn khi tổng hợp dữ liệu làm báo cáo

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice loại bỏ hoàn toàn những bất cập đó với 4 tính năng ưu việt dưới đây:

  • Có hòm email tự động nhận hóa đơn đầu vào
  • Tự động cập nhật & hạch toán số liệu lên phần mềm kế toán
  • Tự động kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn
  • Dễ dàng tích hợp với phần mềm kế toán giúp quản lý tập trung

Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn đầu vào MISA Meinvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: