Home Kiến thức Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng...

Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng hợp hiện nay

40254
kế toán tổng hợp là gì

Kế toán tổng hợp phải đảm nhiệm những công việc gì? Vai trò của kế toán tổng hợp trong tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? Sau đây MISA MeInvoice xin cung cấp những thông tin liên quan đến nghề kế toán tổng hợp.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kế toán tổng hợp, bạn có thể tìm hiểu xem kế toán là gì, những công việc của kế toán nói chung.

Xem thêm: Kế toán là gì? Những điều cần biết về nghề kế toán

1. Kế toán tổng hợp gì?

kế toán tổng hợp là gì

Người giữ vai trò kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm đối với việc ghi nhận, đánh giá và thống kê một cách tổng quát các dữ liệu và số liệu trên tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính dựa theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Hiểu theo một cách khác thì bộ phận kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung từ số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Do đó, đây là bộ phận có vai trò chủ chốt trong việc giúp doanh nghiệp, tổ chức giải quyết chính xác các vấn đề về tài chính.

Xem thêm: Sổ kế toán tổng hợp là gì? Một số mẫu sổ kế toán tổng hợp

2. Công việc và nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, vì công việc này đòi hỏi sự bao quát xuyên suốt từ giai đoạn thu thập, xử lý dữ liệu trên các chứng từ kế toán hàng ngày cho đến giai đoạn lên báo cáo tài chính và báo cáo thuế mỗi tháng, quý, năm. Sau đây là các nhiệm chính của người làm kế toán tổng hợp:

2.1. Công việc hàng ngày của kế toán tổng hợp

– Thu thập, tập hợp, lưu trữ, xử lý các số liệu, dữ liệu kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh.

– Lập các phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,… tại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh tình trạng chậm trễ dẫn đến việc nhầm lẫn, thiếu sót trong khâu khớp quỹ hoặc kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày,….

– Nhập dữ liệu vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác có liên quan.

– Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ trước khi đưa chúng vào sổ sách kế toán.

2.2. Công việc hàng tháng

– Kiểm soát và theo dõi công nợ của nhà cung cấp và khách hàng.

– Kê khai hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng.

– Lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, làm báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế đi kèm, trong trường hợp doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng.

– Tạo bảng tính lương, bảng tính lương làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm, các khoản tiền thưởng, phụ cấp khác để trả cho người lao động.

– Tính lại trị giá hàng hóa tồn kho, giá vốn hàng hóa bán, khấu hao tài sản cố định,…

2.3. Nhiệm vụ hàng quý

– Tiến hành kiểm tra và rà soát các loại hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lập tờ khai giá trị gia tăng theo hàng quý, tạm tính thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

– Lập các báo cáo tài chính hàng quý, các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

2.4. Nhiệm vụ hàng năm

Giai đoạn đầu năm:

– Thực hiện kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài đầu năm. Thời hạn kê khai và nộp thuế là ngày 31/01, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân (tháng 12 hoặc quý 4) và tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp (quý 4) năm trước liền kề.

– Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của năm trước liền kề và thời hạn nộp là trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Giai đoạn cuối năm:

– Kiểm kê, đối soát lại chứng từ, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn giá trị gia tăng còn bỏ sót, tránh để hóa đơn sang năm sau mới hạch toán vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Đặc điểm và phân loại hạch toán

– Thực hiện đối chiếu với sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ với nhà cung cấp và khách hàng; đối chiếu giữa số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

– Lập các báo cáo tài chính của năm gồm: Bảng cân đối kế toán (hay Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.

Ngoài các nhiệm vụ mang tính thời điểm cố định như trên, người làm kế toán tổng hợp còn phải phối hợp công việc với kế toán trưởng và các kế toán viên khác để:

– Phân công và giám sát công việc của các kế toán viên.

– Tham gia công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.

– Đề ra phương hướng xử lý các công việc kế toán, tài chính còn tồn đọng, sai sót của doanh nghiệp.

– Kiểm kê và quản lý chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán trong thời hạn theo quy định.

– Phân tích các số liệu trên báo cáo tài chính và tham gia vào công tác giải trình và quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

– Thực hiện việc điều chỉnh các nghiệp vụ nộp phạt thuế doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan quyết toán thuế.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối ngoại như với Cục thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng,…

Công việc của kế toán tổng hợp có những nét tương đồng nhất định với kế toán thuế. Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thông tin về kế toán thuế trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kế toán thuế là gì? Các công việc của kế toán thuế cần biết

3. Kế toán tổng hợp cần có các kỹ năng nào?

kỹ năng của kế toán tổng hợp

– Về kiến thức chuyên môn: Nắm vững kiến thức về nghiệp vụ kế toán là điều kiện tiên quyết để bắt đầu công việc cũng như cho việc thăng tiến.

– Kỹ năng tin học: Sử dụng thuần thục các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như: Word, Excel, Powerpoint,… và các phần mềm kế toán chuyên dụng như: Misa, Fast, Sap,…

– Kỹ năng ngoại ngữ: Là yếu tố cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay.

– Có sự cẩn thận và tỉ mỉ cao vì nghề kế toán phải làm việc với rất nhiều số liệu.

– Khả năng suy nghĩ logic và chịu đựng áp lực cao, có khả năng giao tiếp tốt trong cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp.

Những kỹ năng kể trên rất cần thiết và là yêu cầu bắt buộc khi bạn muốn ứng tuyển vị trí kế toán tổng hợp. Vì vậy, hãy luyện tập những kỹ năng này càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu trước một số câu hỏi phỏng vấn cho vị trí này.

Xem thêm: Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán tổng hợp đầy đủ nhất

4. Các yêu cầu về trình độ

– So với kế toán của một lĩnh vực nào đó, người làm kế toán tổng hợp phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe hơn về kiến thức lẫn trình độ chuyên môn.

– Kế toán tổng hợp phải thành thạo tất cả các nghiệp vụ, có năng lực tổng hợp và nắm vững chế độ kế toán, có óc phán đoán và khả năng đánh giá bao quát năng lực tài chính của doanh nghiệp.

– Sở hữu các kỹ năng liên quan đến việc tổ chức, phân bổ và xây dựng kế hoạch công việc của kế toán viên.

5. Kế toán tổng hợp cần có kiến thức gì?

– Để có thể hướng tới vị trí kế toán tổng hợp cần am hiểu và vận dụng tốt những kiến thức từ cơ bản đến phức tạp, bao gồm: nguyên lý về kế toán, kế toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, luật về thuế, luật về kế toán và các thông tư, nghị định liên quan,… và đảm nhận vị trí kế toán doanh nghiệp để làm bước đệm.

Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về kế toán doanh nghiệp

– Đảm nhận vị trí kế toán tổng hợp chính là bước đệm để có thể tiến lên vị trí kế toán trưởng hay giám đốc tài chính của doanh nghiệp.

6. Các khó khăn thường gặp

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có những khó khăn riêng và nghề kế toán tổng hợp cũng vậy. Bên cạnh quyền lợi về mức thu nhập cạnh tranh, kế toán tổng hợp sẽ gặp phải những thách thức nhất định trong quá trình làm việc như sau:

– Thứ nhất là phải tuân theo đúng chuẩn mực kế toán. Cùng với sự biến động của thị trường, quy chuẩn của kế toán cũng sẽ thay đổi theo, do đó, đòi hỏi kế toán tổng hợp phải chủ động cập nhật các thông tin, quy định liên quan để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

– Thứ hai là kiểm soát nhiều dữ liệu: Hiện nay, sự có mặt của các phần mềm kế toán đã giúp người làm kế toán tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý các nghiệp vụ. Tuy nhiên, người làm kế toán vẫn phải cẩn trọng và chỉnh chu trong quá trình xử lý dữ liệu bởi vì dù chỉ 1 cú click chuột cũng có thể làm mất dữ liệu trên hệ thống.

– Thứ ba là quản lý khối lượng lớn hóa đơn: Kế toán tổng hợp phải kiểm kê, quản lý hóa đơn cực kỳ nhiều, phải kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn và điều này có thể gây ra những áp lực cực kỳ lớn và dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.

Lưu ý: Nếu đang cần tìm một số mẫu CV kế toán tổng hợp, bạn có thể tham khảo tại bài viết xem thêm

Xem thêm: Mẫu CV kế toán tổng hợp chi tiết, đầy đủ nhất hiện nay

7. Kế toán tổng hợp có phải kế toán nội bộ không?

Kế toán tổng hợp được coi là một trong những vị trí kế toán nội bộ của doanh nghiệp. Ngoài ra thì còn nhiều vị trí khác cũng được coi là kế toán nội bộ như kế toán kho, kế toán tiền lương, v.v. Để tham khảo thêm các thông tin về kế toán nội bộ, hãy click vào bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kế toán nội bộ là gì? Những điều cần phải biết về vị trí này

Tạm kết

Từ bài viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu được kế toán tổng hợp là gì và tầm quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

phần mềm hóa đơn điện tử

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Xem thêm: Kế toán tổng hợp tiếng Anh là gì? Những từ vựng tiếng Anh về chuyên ngành kế toán