Kế toán tài chính là gì? Trong doanh nghiệp, kế toán tài chính đảm nhận những công việc nào? Bài viết sau đây của hóa đơn điện tử MISA MeInvoice sẽ phân tích khái niệm, vai trò của kế toán tài chính để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về công việc này.
Lưu ý: Nếu chưa biết kế toán nói chung có những công việc gì, bạn có thể tìm hiểu trước tại bài viết sau
Kế toán là gì? Những công việc kế toán cần làm trong doanh nghiệp
1. Khái niệm kế toán tài chính
Kế toán tài chính (tiếng Anh là Financial accounting) là vị trí kế toán thực hiện các công việc liên quan đến thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp những dữ liệu thông tin kinh tế để lập thành báo cáo tài chính phục vụ cho đối tượng có nhu cầu sử dụng.
Đồng thời, kế toán tài chính còn đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phân tích, phản ánh tình trạng biến động về tài sản và dòng tiền vốn của doanh nghiệp.
Bên cạnh kế toán tài chính, để xem thêm các từ vựng chuyên ngành khác về tiếng Anh, hãy click vào bài viết xem thêm dưới đây
Xem thêm: Kế toán trong tiếng anh là gì? Những từ vựng chuyên ngành kế toán tiếng Anh
Trong doanh nghiệp, bộ phận tài chính kế toán thường được phân thành kế toán tổng hợp và kế toán số liệu, mỗi bên sẽ được phân chia công việc rõ ràng, minh bạch nhằm đảm bảo hiệu quả công việc. Cụ thể như sau:
– Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trong việc ghi nhận, phản ánh và thống kê, tổng hợp các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách tổng quát theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán tổng hợp, những điều cần biết về kế toán tổng hợp.
– Kế toán chi tiết: Khách với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết được phân công theo dõi, ghi chép, phản ánh các đối tượng kế toán cần phải hạch toán một cách chi tiết nhất theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp.
2. Công việc và vai trò của kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Kế toán tài chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc sau:
– Cung cấp thông tin kế toán theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các đối tác. Theo đó, mọi số liệu do kế toán tài chính cung cấp bắt buộc phải chính xác, khách quan và tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán, như vậy mới có thể giúp cho ban lãnh đạo đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
– Các thông tin kế toán tài chính cung cấp bao gồm dữ liệu về hoạt động tài chính – kế toán đã phát sinh được thể hiện dưới hình thái giá trị. Nhờ đó, ban lãnh đạo có thể thường xuyên đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Lập các báo cáo tài chính tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh trong các kỳ báo cáo, quản lý chi phí hiệu quả để giúp tối ưu chi phí và cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết của doanh nghiệp.
– Xử lý rủi ro và quản lý các khoản bảo hiểm của doanh nghiệp khi phát sinh những biến động về tài chính.
– Trợ giúp ban lãnh đạo điều hòa tình hình tài chính, cũng như giải quyết ổn thỏa các khiếu nại, tranh chấp, tham mưu trong hoạt động vay vốn ngân hàng và đầu tư.
3. Nguyên tắc làm việc của kế toán tài chính
Theo nội dung của Điều 6 Luật Kế toán, kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc làm việc như sau:
– Giá trị của tài sản và các khoản nợ phải trả sẽ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
– Theo nguyên tắc nhất quán, các quy định và phương pháp kế toán phải được áp dụng một cách nhất quán trong mỗi kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp kế toán thì cần thực hiện giải trình chi tiết trong báo cáo tài chính.
– Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính kế toán phát sinh một cách khách quan, đúng với thực tế, đầy đủ và đúng kỳ kế toán.
– Lập và nộp báo cáo tài chính một cách chính xác và đúng thời hạn.
– Doanh nghiệp cần công khai những thông tin và số liệu trong báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Kế toán.
– Thực hiện đánh giá tài sản và phân bổ những khoản chi, thu một cách đồng nhất và thận trọng, chính xác, không có sự sai lệch.
– Lập và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo đúng bản chất của mỗi giao dịch hơn là chú trọng hình thức.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:
Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán cơ bản ai cũng cần phải nắm vững
4. Các báo cáo kế toán tài chính phải thực hiện
Kế toán tài chính có nhiệm vụ thực hiện các báo cáo hàng tháng, quý, năm. Cụ thể như sau:
– Các báo cáo theo tháng: báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân.
– Các báo cáo theo quý: báo cáo thuế giá trị gia tăng, báo cáo thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
– Các báo cáo theo năm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài.
– Sổ kế toán:
- Tổng hợp sổ nhật ký chung
- Tổng hợp sổ cái
- Báo cáo công nợ phải thu và phải trả
- Tổng hợp báo cáo hàng tồn kho
- Quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi
- Quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
- Quản lý doanh thu và chi phí doanh nghiệp
Ngoài ra, thông báo phát hành hóa đơn hay kiểm tra giấy nộp tiền cũng thuộc phạm vi công việc của kế toán tài chính.
5. Các câu hỏi thường gặp về kế toán tài chính
5.1. Mức lương của kế toán tài chính là bao nhiêu?
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam không đặt ra quy định về mức lương tối đa cho nhân sự ngành tài chính kế toán khối doanh nghiệp, do đó, mức lương kế toán tài chính nhận được sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm và chế độ đãi ngộ của từng tổ chức.
– Với nhân sự kế toán tài chính mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm: mức lương sẽ dao động từ 5-10 triệu đồng /tháng.
– Với nhân sự kế toán tài chính có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: mức lương sẽ dao động từ 12 -30 triệu đồng /tháng.
– Với vị trí chuyên viên tài chính kế toán cấp cao: mức lương tối thiểu sẽ từ 30 triệu đồng /tháng.
– Đặc biệt, với các vị trí chuyên viên quản lý tài chính kế toán có năng lực rất cao, chẳng hạn như Giám đốc tài chính: mức lương có thể lên đến 80 – 200 triệu đồng /tháng.
5.2. Kế toán tài chính cần có những phẩm chất nào?
Bên cạnh trình độ chuyên môn, năng lực tốt và kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán, thì kế toán tài chính còn phải sở hữu 4 phẩm chất quan trọng sau đây:
– Tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong công việc: là một trong những phẩm chất quan trọng hàng đầu bởi lẽ kế toán nói chung là công việc làm việc với các con số.
– Chịu được áp lực cao: trong năm sẽ có những khoảng thời gian, đặc biệt là đến kỳ kế toán tài chính, bộ phận kế toán phải làm việc liên tục với cường độ cao nên việc chịu được áp lực là một lợi thế.
– Có trách nhiệm và tính kỷ luật cao: công việc liên quan đến tiền bạc nên kế toán phải là người sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
– Luôn trung thực và minh bạch: công việc này đòi hỏi kế toán tài chính phải thực hiện các báo cáo tài chính một cách chính xác và trung thực, phản ánh đúng trình hình sản xuất kinh doanh.
Tạm kết
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của một kế toán tài chính với các khoản phải thu và phải trả. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: