Kế toán giá thành trong doanh nghiệp là gì? Các công việc thuộc trách nhiệm của kế toán giá thành? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.
1. Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là nhân sự đảm nhận việc xác định một cách đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, để từ đó làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
Chi phí và giá thành luôn là 02 tiêu chí quan trọng được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bởi chúng quyết định đến kết quả sản xuất và thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.
Lưu ý: Nếu bạn cần tìm hiểu kế toán là gì, công việc, lộ trình cùng tất cả những điều liên quan tới kế toán, bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm trước khi tiếp tục đọc bài viết này.
|
2. Công việc của kế toán giá thành
Công việc và cũng là nhiệm vụ chính của kế toán giá thành chính là tính được giá thành của sản phẩm và đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, đồng thời phát huy ưu điểm từ các số liệu tính được. Muốn tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành phải thực hiện những công việc sau:
2.1 Tính giá thành sản phẩm
– Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương để làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
– Căn cứ trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
– Kiểm soát và quản lý các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
– Điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
2.2 Hạch toán các tài khoản kế toán
– Hạch toán các loại tài khoản kế toán có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán đã được doanh nghiệp đã lựa chọn.
– Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
2.3 Lập các báo cáo phân tích
– Lập bảng tổng hợp, phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (So sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch).
– Lập các báo cáo công việc định kỳ.
– Báo cáo hoạt động sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).
– Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
– Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
– Báo cáo tình trạng thực hiện đơn hàng.
2.4 Một số công việc khác
– Theo dõi chi tiết việc nhập và xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho và xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
– Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
– Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên có trách nhiệm liên quan thực hiện các nghiệp vụ về chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
– Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích, báo cáo tình hình lãi lỗ.
– Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
– Phối hợp với bộ phận thu mua trong việc khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.1 Các loại giá thành sản phẩm
Phân theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành:
– Giá thành kế hoạch
– Giá thành định mức
– Giá thành thực tế
Phân theo phạm vi chi phí:
– Giá thành sản xuất
– Giá thành tiêu thụ
3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành nên có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, có các phương pháp tính giá thành như sau:
– Phương pháp trực tiếp
– Phương pháp hệ số
– Phương pháp tỉ lệ (định mức)
– Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
– Phương pháp phân bước
4. Các câu hỏi thường gặp về kế toán giá thành
4.1 Thực hiện kế toán giá thành cần lưu ý các vấn đề gì?
Để thực hiện công việc kế toán giá thành một cách hiệu quả, nhân sự kế toán cần chú ý một số vấn đề sau:
– Tập hợp các chi phí liên quan của từng bộ phận một cách đầy đủ, chi tiết để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kì sản xuất.
– Hạch toán, phân bổ, kết chuyển các chi phí sản xuất một các hợp lý và chính xác.
– Lựa chọn, áp dụng phương pháp tính giá thành phù hợp tùy theo sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2 Mức lương của kế toán giá thành là bao nhiêu?
Mức lương của kế toán giá thành sẽ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, năng lực và hiệu suất công việc, khối lượng công việc,… Theo thông tin từ các trang tuyển dụng, lương trung bình của kế toán giá thành thường dao động khoảng 10.4 triệu đồng /tháng cho đến 20 triệu đồng /tháng.
Ngoài ra, lương của kế toán giá thành cũng sẽ bị chi phối bởi các yếu tố khác như: quy mô doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ của công ty. Đặc biệt, khả năng thỏa thuận lương tốt cũng sẽ giúp cho mức lương ứng viên nhận được cao và phù hợp với mong muốn của bản thân.
Tạm kết
Trên đây là các thông tin về công việc của kế toán giá thành. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice liên kết với phần mềm kế toán MISA và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: