Home Kiến thức Kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế...

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, chức năng của kế toán quản trị

17957
khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị là gì? Vai trò và chức năng của kế toán quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Bài viết sau đây của hóa đơn điện tử MISA MeInvoice sẽ tập trung phân tích và làm rõ các công việc của kế toán quản trị.

Trước khi tìm hiểu về kế toán thanh toán, bạn có thể tìm hiểu những thông tin tổng quan về kế toán để có cái nhìn tổng quan về ngành trước.

Xem thêm: Kế toán là gì? Mức lương, kỹ năng và các thuật ngữ

1. Kế toán quản trị là gì

kế toán quản trị là gì

Kế toán quản trị là một lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó, giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định điều hành một cách hiệu quả nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng đối với công tác vận hành, kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.

Có 02 loại thông tin cần kế toán quản trị cung cấp là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý. Trước khi cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo, người làm kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó.

Xem thêm: Hệ thống 40 câu hỏi trắc nghiệm kế toán quản trị đề thi có đáp án

2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin ban giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định. Nhìn chung, vai trò của kế toán quản trị gắn liền với 4 nhiệm vụ của nhà quản trị là: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.

– Xây dựng kế hoạch: Kế hoạch kinh doanh luôn được các giám đốc doanh nghiệp xây dựng rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu là đưa doanh nghiệp cán đích doanh thu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc điều hành sẽ cần liên kết tất cả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu đã xác định.

– Tổ chức thực hiện: Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, cấp quản trị sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.

– Kiểm soát: Sau bước xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện, nhà quản trị tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Bằng cách này, nhà quản trị sẽ nhận định được công việc ở khâu nào chưa đạt yêu cầu và cần được hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.

– Đánh giá và ra quyết định: Sử dụng các công thức kế toán quản trị để lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường dùng 

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính

so sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính

3.1 Điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Cả 02 hệ thống kế toán này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm thủ tục, nhân sự, hệ thống máy tính với mục đích là thu thập và lưu trữ các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng chung.

3.1 Điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Điểm khác biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính
✅Đối tượng sử dụng
  • Bên trong doanh nghiệp: Chủ sở hữu, ban giám đốc, nhà quản lý, giám sát,…
  • Bên ngoài doanh nghiệp: cổ đông, người cho vay, khách hàng, Chính phủ.
✅Đặc điểm thông tin
  • Không bắt buộc phải tuân theo nguyên tắc cũng như chuẩn mực kế toán chung.
  • Thông tin được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
  • Bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế và kế toán được các quốc gia công nhận.
  • Thông tin được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
✅Tính pháp lý
  • Mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền quản lý của từng doanh nghiệp.
  • Mang tính pháp lệnh, tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
✅Hình thức báo cáo sử dụng
  • Báo cáo đi sâu vào từng bộ phận của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tổng hợp toàn doanh nghiệp (báo cáo tài chính).

Xem thêm: Cấu trúc và cách lập mẫu báo cáo kế toán quản trị

4. Các câu hỏi thường gặp về kế toán quản trị

4.1 Kỹ năng nghề nghiệp cần có của kế toán quản trị là gì?

– Khả năng phân tích logic: Một trong những công việc của kế toán quản trị là phân tích tài chính từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó sẽ có thể lập được kế hoạch cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, những hoạt động khác có thể được hoàn thành như kế hoạch đặt ra.

– Kỹ năng giao tiếp: Bất kỳ vị trí nào cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Kế toán viên quản trị là người theo dõi và giám sát nhân viên nên càng cần phải giao tiếp tốt để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp ở các phòng ban khác. Bên cạnh đó còn giúp ích cho việc truyền đạt thông tin đến các cấp lãnh đạo, quản lý.

– Khả năng sắp xếp, tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, vì thế nên kế toán quản trị được yêu cầu phải biết cách tổ chức và sắp xếp công việc sao cho hợp lý, khoa học, cũng như biết ưu tiên công việc quan trọng hơn nhằm giải quyết triệt để. Thông qua đó có thể tổ chức làm việc hiệu quả hơn.

– Kỹ năng quản lý thời gian: Phải thực hiện rất nhiều công việc, nên kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp kế toán viên quản trị có thể hoàn thành được công việc nhanh chóng và đặt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc giúp họ có thể hoàn thành công việc đúng trình tự, khoa học hơn.

– Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán: Phần mềm là công cụ đắc lực giúp thực hiện các công việc được nhanh chóng và đơn giản hơn.

4.2 Mức lương của kế toán quản trị là bao nhiêu?

Mức lương kế toán quản trị được đánh giá ở mức khá hấp dẫn. Tùy vào từng doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm, kỹ năng mà các bạn có thể nhận được mức lương khác nhau.

Theo thống kê từ các trang tuyển dụng, mức lương phổ biến dành cho vị trí này là khoảng 12 – 17 triệu đồng /tháng. Với những doanh nghiệp lớn cùng trình độ, kinh nghiệm cao thì ứng viên có thể đạt đến mức 15 – 20 triệu đồng /tháng.

4.3 Kế toán quản trị trong tiếng Anh là gì?

Vị trí Kế Toán Quản Trị trong tiếng Anh được dịch là “Management Accounting” hay “Managerial Accounting”. Thông thường, từ Managerial Accounting được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin về công việc của kế toán quản trị. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: