Home Kiến thức Mã định danh là gì? Vì sao phải xin cấp mã định...

Mã định danh là gì? Vì sao phải xin cấp mã định danh cá nhân?

120802
mã định danh là gì

Mã định danh là cụm từ phổ biến được sử dụng trong việc cấp giấy phép, chứng từ cá nhân. Vậy mã định danh là gì? Vì sao phải xin cấp mã định danh cá nhân? Cùng tham khảo bài viết của MISA MeInvoice dưới đây để hiểu rõ những thông tin về mã định danh.

Xem thêm:

1. Tổng quan về mã định danh

1.1. Mã định danh là gì?

Mã định danh hay số định danh, số định danh cá nhân VNeID được hiểu là một dãy số được Bộ Công An nhà nước cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi công dân sinh ra và tới lúc mất.

Các mã số định danh sẽ không có sự trùng lặp. Mã định danh có vai trò kết nối, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân với các dữ liệu chuyên ngành liên quan khác.

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì các công dân sẽ được cấp mã định danh cá nhân khi:

  • Đăng ký giấy khai sinh.
  • Làm CCCD đối với các trường hợp:
    • Đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân
    • Công dân đang sử dụng CMND 9 số chuyển sang đăng ký CCCD

1.2. Mã định danh còn có những tên gọi nào khác?

Trên thực tế, có nhiều tên gọi của mã định danh như mã định danh cá nhân, số định danh, số định danh cá nhân, mã định danh công dân, số định danh cá nhân VNeID nhưng tất cả đều có cùng một ý nghĩa và có thể được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, mã định danh vẫn là cụm từ được dùng nhiều nhất.

1.3. Cấu trúc của mã định danh

Theo nghị định 137/2015/NĐ – CP tại điều 13, mã số định danh là dãy 12 chữ số, được xây dựng từ cấu trúc là mã số thế kỷ, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quốc gia và 6 số liền kề là dãy số ngẫu nhiên.

Đối với mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định và hướng dẫn rõ tại thông tư 59/2021/TT – BCA, ký hiệu từ 001 tới 096 cụ thể như sau:

Tỉnh Tỉnh Tỉnh
Hà Nội 1 Thái Bình 34 Đắk Nông 67
Hà Giang 2 Hà Nam 35 Lâm Đồng 68
Cao Bằng 4 Nam Định 36 Bình Phước 70
Bắc Kạn 6 Ninh Bình 37 Tây Ninh 72
Tuyên Quang 8 Thanh Hóa 38 Bình Dương 74
Lào Cai 10 Nghệ An 40 Đồng Nai 75
Điện Biên 11 Hà Tĩnh 42 Bà Rịa – Vũng Tàu 77
Lai Châu 12 Quảng Bình 44 Hồ Chí Minh 79
Sơn La 14 Quảng Trị 45 Long An 80
Yên Bái 15 Thừa Thiên Huế 46 Tiền Giang 82
Hòa Bình 17 Đà Nẵng 48 Bến Tre 83
Thái Nguyên 19 Quảng Nam 49 Trà Vinh 84
Lạng Sơn 20 Quảng Ngãi 51 Vĩnh Long 86
Quảng Ninh 22 Bình Định 52 Đồng Tháp 87
Bắc Giang 24 Phú Yên 54 An Giang 89
Phú Thọ 25 Khánh Hòa 56 Kiên Giang 91
Vĩnh Phúc 26 Ninh Thuận 58 Cần Thơ 92
Bắc Ninh 27 Bình Thuận 60 Hậu Giang 93
Hải Dương 30 Kon Tum 62 Sóc Trăng 94
Hải Phòng 31 Gia Lai 64 Bạc Liêu 95
Hưng Yên 33 Đắk Lắk 66 Cà Mau 96

Đối với mã thế kỷ, mã giới tính thì được quy định như sau:

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;

 

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;

 

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;

 

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;

 

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

Nguồn: Thông tư 59/2021/TT-BCA

1.4. Những thông tin có trong mã định danh

Trong một mã định danh cá nhân của một công dân bất kỳ đều tích hợp những thông tin cơ sở của công dân đó. Những thông tin được cung cấp lên Cơ sở dữ liệu của quốc gia bao gồm:

  • Họ tên khai sinh
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Quê quán
  • Dân tộc
  • Tôn giáo
  • Nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, tình hình khai báo tạm trú
  • Thông tin về người đại diện pháp lý
  • Thông tin về chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình

2. Tác dụng của mã định danh công dân

Ngoài việc cung cấp các thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, mã định danh công dân còn có những tác dụng vô cùng tiện lợi khác được liệt kê dưới đây.

lợi ích của mã số định danh

2.1. Tra cứu thông tin Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư

Một công dân khi sinh ra đời sẽ được cấp một mã định danh và được Bộ Công an thường xuyên cập nhật, quản lý. Các thông tin mà Bộ Công an thu thập cũng như cập nhật sẽ được chuyển về hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia. Từ hệ thống này, các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thông tin trong những trường hợp cần thiết.

2.2. Mã định danh thay thế cho mã số thuế cá nhân

Được quy định bộ luật Quản lý thuế 2019 tại điều 35, công dân khi được cấp mã số định danh sẽ sử dụng mã số này thay thế cho mã số thuế cá nhân.

2.3. Thay thế cho giấy tờ tùy thân khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất

Công dân Việt Nam khi được cấp mã số định danh thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, và các loại giấy tờ chứng thực khác) để thực hiện giao dịch thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở.

3. Thủ tục xin cấp mã định danh cá nhân

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5, Thông tư 59/2021/TT-BCA để thực hiện xin cấp mã định danh cá nhân thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân đó chỉ cần yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đó đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. Cụ thể gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản yêu cầu cần nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp;
  • Thẻ CCCD hoặc CMND để cơ quan công an kiểm tra, xác định rõ đúng người đề nghị cung cấp thông tin mã định danh

Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản định danh điện tử

4. Địa chỉ đăng ký mã định danh cá nhân

Đối với mỗi trường hợp đăng ký mã định danh cá nhân sẽ có địa chỉ đăng ký riêng. Cụ thể:

  • Đối với công dân đã có Căn cước công dân gắn chip: Mã định danh cá nhân chính là số CCCD
  • Đối với công dân, học sinh, trẻ em chưa có CCCD gắn chíp: Đăng ký mã định danh tại công an Huyện nơi thường trú hoặc tạm trú (Lưu ý: Mang theo CCCD/CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú)

5. Cách tra cứu mã số định danh cá nhân online

cách tra mã số định danh

Đối với việc tra cứu mã số định danh của trẻ em, có thể thực hiện tra cứu ngay trên giấy khai sinh. Trường hợp không thấy mã số định danh của con thì phụ huynh liên hệ với Cơ quan Công an nơi đăng ký khai sinh để được cấp mã định danh.

Đối với trường hợp tra cứu mã định danh khi chưa có căn cước công dân, người dân cần thực hiện tra cứu thông tin trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập địa chỉ Dịch vụ công
  • Bước 2: Chọn đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia, nếu chưa có tài khoản thì nhấn Đăng ký và làm theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Chọn  LƯU TRÚ tại trang chủ để tra cứu mã số định danh cá nhân.
  • Bước 4: Mã số định danh sẽ hiển thị tại THÔNG TIN NGƯỜI THÔNG BÁO.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tra cứu số định danh cá nhân theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Tra cứu mã định danh trên VNeID
  • Cách 2: Tra cứu trên giấy khai sinh

Để xem cụ thể hơn về những cách tra cứu mã số định danh cá nhân với từng trường hợp cụ thể và video hướng dẫn, bạn có thể xem bài viết dưới đây

Chi tiết: 3 cách tra cứu mã định danh cá nhân online NHANH – CHÍNH XÁC

6. Giải đáp một số thắc mắc về mã đinh danh cá nhân

Đăng ký mã định danh mất bao lâu?

Mã định danh cá nhân sẽ đi kèm với mỗi công dân lúc được sinh ra. Chính vì thế, khi có giấy khai sinh, trẻ em sẽ được cấp ngay một mã định danh chứ không cần phải chờ đợi. Nếu do sai sót hệ thống thì phụ huynh có thể đăng ký cấp mã định danh lại cho trẻ em.

Số định danh cá nhân có phải số Căn cước công dân không?

Mã số định danh cá nhân chính là số Căn cước công dân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, khai thác thông tin của công dân.

Có hủy được mã số định danh cá nhân không?

Công dân hoàn toàn có thể hủy mã số định danh cá nhân khi phát hiện có sai sót thông tin.

Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại mã số định danh cá nhân khác cho công dân;

Làm thế nào để tra mã định danh học sinh từ đủ 14 tuổi và dưới 14 tuổi?

Để tra mã định danh cho học sinh ở 2 khoảng độ tuổi trên, hãy tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Hướng dẫn cách tra cứu mã định danh học sinh

Tài khoản định danh điện tử có bao gồm mã định danh cá nhân không?

Mã định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phải có trên tài khoản định danh điện tử. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tài khoản định danh điện tử trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Tài khoản định danh điện tử là gì? Những lưu ý cần biết về tài khoản định danh điện tử

Làm sao tôi có thể tra cứu được những thông tin cá nhân khác với mã định danh cá nhân?

Để tra cứu được những thông tin cá nhân khác trên cơ sở dữ liệu Quốc gia từ mã định danh cá nhân, bạn hãy làm theo hướng dẫn trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu thông tin cá nhân trên cổng dịch vụ Bộ Công an

Mã định danh có mở được tài khoản ngân hàng không?

Ngoài mã định danh thì để có thể mở thẻ ngân hàng, người dân cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu vẫn còn hiệu lực.
  • Người đủ 18 tuổi hoặc có người giám hộ pháp lý có thể mở tài khoản ngân hàng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp câu hỏi mã định danh là gì và những thông tin liên quan tới mã định danh cá nhân, số định danh cá nhân. Nếu cá nhân, doanh nghiệp nào có thêm thắc mắc về các quy định pháp luật hãy đọc thêm các bài viết liên quan.