Home Kiến thức Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 MỚI NHẤT...

Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 MỚI NHẤT 2024

131120
biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 và NĐ 123

Khi xảy ra sai sót về thông tin hoặc khi chấm dứt cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần phải hủy hóa đơn điện tử. Dù không bắt buộc nhưng doanh nghiệp vẫn nên lập biên bản hủy hóa đơn điện tử để đảm bảo sự thống nhất giữa các bên. Bài viết này của MISA MeInvoice sẽ cung cấp những thông tin về mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 mới nhất.

biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 và NĐ 123

1. Tổng quan về hủy hóa đơn

1.1. Hủy hóa đơn là gì?

Căn cứ theo khoản 10, Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định:

Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng.

Nguồn: Khoản 10 Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP Thư viện pháp luật

1.2. Hủy hóa đơn khác tiêu hủy hóa đơn thế nào?

Nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm hủy hóa đơntiêu hủy hóa đơn. Dưới đây là một số nội dung giúp bạn đọc có thể phân biệt hai nghiệp vụ này:

  • Tiêu hủy hóa đơn: Là làm cho hóa đơn đó biến mất hoàn toàn, không còn tồn tại trên hệ thống thông tin và không thể truy cập hay tham chiếu thông tin của hóa đơn đó nữa. Việc tiêu hủy hóa đơn chỉ diễn ra khi và chỉ khi hóa đơn hết thời hạn lưu trữ theo quy định của kế toán.
  • Hủy hóa đơn: Là làm cho hóa đơn điện tử này không còn giá trị sử dụng nữa nhưng hóa đơn đó vẫn còn tồn tại trên hệ thống thông tin và có thể rà soát, tra cứu được. Việc hủy hóa đơn có thể được diễn ra nhiều lần.

2. Khi nào thì cần lập biên bản hủy hóa đơn

Biên bản hủy hóa đơn là một loại biên bản được lập để ghi nhận lại việc sai sót hay lý do nào khác dẫn đến việc phải hủy hóa đơn. Từ đó hai bên sẽ cam kết không kê khai thuế đối với các hóa đơn đã viết sai này.

Căn cứ theo nội dung quy định định tại Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, biên bản hủy hóa đơn điện tử sẽ được dùng khi kế toán thực hiện việc hủy hóa đơn trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử bị sai sót

– Khi bị sai sót các thông tin quan trọng như: mã số thuế, giá trị hóa đơn, thuế suất, loại hàng hóa… thì bên bán phải tiến hành xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo quy định. Bước đầu tiên để xử lý là hủy hóa đơn điện tử viết sai bằng cách thông báo tới Cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT.

– Nếu các thông tin như tên, địa chỉ người mua bị sai sót thì không cần phải hủy hóa đơn này mà chỉ cần nêu nội dung bị sai sót theo Mẫu 04/SS-HĐĐT.

Cách xử lý một số trường hợp hóa đơn sai sót thường gặp
Cách xử lý một số trường hợp hóa đơn sai sót thường gặp theo Thông tư 78, Nghị định 123

Trường hợp 2: Phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ khi đã xuất hóa đơn thu tiền trước

– Ở trường hợp này, người bán tiến hành hủy hóa đơn điện tử bằng cách thông báo tới cơ quan thuế theo mẫu 04/SS-HĐĐT. Sau đó thì tiến hành hủy hóa đơn điện tử trên phần mềm và lập biên bản hủy hóa đơn.

Lưu ý: Bạn có thể xem cụ thể hơn về cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót tại bài viết dưới đây:

Bài viết liên quan:

3. Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 78 mới nhất 2024

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….o0o…….

BIÊN BẢN HỦY HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Hôm nay, ngày    tháng    năm 2023, Chúng tôi gồm:

Thông tin BÊN A (BÊN BÁN) BÊN B (BÊN MUA)
Tên doanh nghiệp  
Mã số thuế  
Địa chỉ trụ sở  
Đại diện
Chức vụ

Hai bên A, B thống nhất lập biên bản này xác nhận các thông tin  sau:

1. Hóa đơn thu hồi: Bên A hủy hóa đơn mà Bên A đã lập và giao cho Bên B, cụ thể:

STT Mẫu số Ký hiệu Số hóa đơn Ngày lập Ghi chú
1

2. Lý do thu hồi:  Xuất sai tên hàng hoá, dịch vụ.

3. Hóa đơn thay thế: Bên A đã lập và giao Bên B, 01 tờ hóa đơn thay thế/điều chỉnh:

STT Mẫu số Ký hiệu Số hóa đơn Ngày lập Ghi chú
1
  1. Ý kiến khác: Không.

Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A và Bên B đã đọc, hiểu rõ và hoàn toàn thống nhất từng nội dung trên Biên bản thu hồi hóa đơn này và không có ý kiến gì thêm.

Đại diện Bên A

(Ký và đóng dấu)

Đại diện Bên B

(Ký và đóng dấu)

 

Bạn có thể tải về miễn phí mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 TẠI ĐÂY

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết và mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử theo thông tư 78 mới nhất năm 2024 mà MISA MeInvoice mang tới cho bạn đọc.

Bên cạnh đó, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice hiện đã đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC với nhiều tính năng ưu việt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 123, Thông tư 78 một cách dễ dàng nhất.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.

TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!