Home Kiến thức Hướng dẫn hạch toán tài khoản 157 (Hàng gửi đi bán)

[TK 157] Hướng dẫn hạch toán tài khoản 157 (Hàng gửi đi bán)

18702
tài khoản 157 hàng gửi đi bán

Tài khoản 157 là tài khoản dùng để làm gì? Có các phương pháp nào để hạch toán cho tài khoản 157? Mời bạn tham khảo thông tin liên quan trong bài viết dưới đây của MISA MeInvoice.

1. Nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

tài khoản 157 hàng gửi đi bán

a) Tài khoản 157 là tài khoản được dùng để phản ánh hàng gửi đi bán, được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán, trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc theo đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

b) Hàng hóa, thành phẩm được phản ánh trên Tài khoản 157 vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi xác định là đã bán.

c) Doanh nghiệp không phản ánh vào Tài khoản 157 các chi phí cho vận chuyển, bốc xếp,… chi hộ khách hàng. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 157 – hàng gửi đi bán

Bên Nợ gồm:

– Trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi bán đại lý, ký gửi;

– Trị giá của dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, tuy nhiên chưa được xác định là đã bán;

– Cuối kỳ kết chuyển trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ (trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có gồm:

– Trị giá của hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán;

– Trị giá của hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;

– Đầu kỳ kết chuyển trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán đầu kỳ (trong trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ gồm:

– Trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán trong kỳ.

3. Phương pháp kế toán đối với một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

hạch toán tài khoản 157

3.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

a) Khi Doanh nghiệp gửi hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng, xuất hàng hóa thành phẩm cho doanh nghiệp nhận bán đại lý, ký gửi theo hợp đồng kinh tế, căn cứ phiếu xuất kho, ghi:

b) Dịch vụ mà Doanh nghiệp đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng nhưng chưa xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

  • Nợ Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

c) Khi hàng gửi đi bán và dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng được xác định là đã bán trong kỳ:

– Nếu Doanh nghiệp tách ngay được thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, ghi:

– Nếu Doanh nghiệp không tách ngay được thuế gián thu, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ kế toán ghi giảm doanh thu đối với số thuế gián thu phải nộp, ghi:

  • Nợ Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

– Đồng thời Doanh nghiệp phản ánh giá trị giá vốn của sổ hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ, ghi:

  • Nợ Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.

d) Trường hợp hàng hóa, thành phẩm mà Doanh nghiệp đã gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại:

– Nếu hàng hóa, thành phẩm mà Doanh nghiệp vẫn có thể bán được hoặc có thể sửa chữa được, ghi:

  • Nợ Tài khoản 156 – Hàng hóa; hoặc
  • Nợ Tài khoản 155 – Thành phẩm
  • Có Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.

– Nếu hàng hóa, thành phẩm bị hư hỏng mà Doanh nghiệp không thể bán được và không thể sửa chữa được, ghi:

  • Nợ Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
  • CóTài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.

3.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

a) Vào đầu kỳ kế toán, Doanh nghiệp kết chuyển giá trị của hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác định là đã bán trong kỳ, hàng hóa gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được coi là đã bán trong kỳ), giá trị dịch vụ đã bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

  • Nợ Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán (đối với thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ)
  • Có Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán.

b) Vào cuối kỳ kế toán, Doanh nghiệp căn cứ kết quả kiểm kê hàng tồn kho, xác định trị giá của hàng hóa, sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nhờ bán đại lý, ký gửi chưa được coi là đã bán cuối kỳ, ghi:

  • Nợ Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
  • Có Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên đến phương pháp hạch toán tài khoản 157 – hàng gửi đi bán. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: