Home Kiến thức Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 161 (Chi sự nghiệp)

[TK 161] Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 161 (Chi sự nghiệp)

1681
tài khoản 161 chi sự nghiệp

Tài khoản 161 là gì? Hạch toán tài khoản 161 như thế nào? Mời bạn tham khảo thông tin liên quan đến tài khoản 161 – Chi sự nghiệp trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Bạn có thể tham khảo thêm về các tài khoản kế toán khác theo hệ thống tài khoản kế toán thông tư 200 trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mới nhất

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 161 – Chi sự nghiệp

tài khoản 161 chi sự nghiệp

a) Tài khoản này phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao cho doanh nghiệp ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và không vì mục đích lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản chi sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc doanh nghiệp cấp trên cấp, hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại. Tài khoản này chỉ sử dụng ở những doanh nghiệp có các hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án được Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp kinh phí hoặc được viện trợ, tài trợ không hoàn lại, hoặc được thu các khoản thu sự nghiệp để trang trải các khoản chi.

b) Phải mở sổ kế toán chi tiết chi sự nghiệp, chi dự án theo từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán, niên khóa Ngân sách và theo phân loại của mục lục Ngân sách Nhà nước.

c) Hạch toán chi sự nghiệp, chi dự án phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và phải đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và Báo cáo tài chính.

d) Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án hàng năm của doanh nghiệp, bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên theo chế độ tài chính hiện hành.

đ) Cuối niên độ kế toán, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi sự nghiệp, chi dự án trong năm được chuyển từ bên Có tài khoản 1612 “Chi sự nghiệp năm nay” sang bên Nợ tài khoản 1611 “Chi sự nghiệp năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 161 – Chi sự nghiệp

Bên Nợ gồm có:

– Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thực tế phát sinh.

Bên Có gồm có:

– Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án sai quy định không được phê duyệt, phải xuất toán thu hồi;

– Số chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt quyết toán với nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí dự án.

Số dư bên Nợ:

– Các khoản chi sự nghiệp, chi dự án chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt y.

Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1611 – Chi sự nghiệp năm trước: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án thuộc kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước chưa được quyết toán.

– Tài khoản 1612 – Chi sự nghiệp năm nay: Phản ánh các khoản chi sự nghiệp, chi dự án năm nay.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 161 – Chi sự nghiệp

hạch toán tài khoản 161 chi sự nghiệp

a) Nhận kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án do Ngân sách Nhà nước cấp bằng lệnh chi tiền hoặc kinh phí sự nghiệp do cấp trên cấp bằng tiền, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

b) Khi rút dự toán chi sự nghiệp, dự án về nhập quỹ hoặc mua vật tư, dụng cụ hoặc thanh toán trực tiếp cho người bán hàng, hoặc chi trực tiếp, ghi:

  • Nợ TK 111 – Tiền mặt
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (1612)
  • Nợ các TK 152, 153,…
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

c) Các khoản thu sự nghiệp phát sinh tại đơn vị (nếu có), ghi:

  • Nợ các TK 111, 112,…
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

d) Nhận kinh phí sự nghiệp bằng TSCĐ do Ngân sách cấp, đơn vị cấp trên cấp hoặc được viện trợ không hoàn lại bằng TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án, ghi:

  • Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp.

Đồng thời, ghi:

  • Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp
  • Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

đ) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị còn có số dư tiền mặt, tiền gửi thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án nếu phải nộp trả số kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết cho Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên, khi nộp trả, ghi:

  • Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp
  • Có các TK 111, 112.

Nếu số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng không hết được giữ lại để chuyển thành nguồn kinh phí năm sau thì không thực hiện bút toán trên.

e) Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án được duyệt ngay trong năm, ghi:

  • Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)
  • Có TK 161 – Chi sự nghiệp (1612) (số chi được duyệt).

g) Nếu đến cuối năm báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, dự án chưa được duyệt:

– Kết chuyển chi sự nghiệp, chi dự án năm nay thành chi sự nghiệp, chi dự án năm trước, ghi:

  • Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (1611 – Chi sự nghiệp năm trước)
  • Có TK 161 – Chi sự nghiệp (1612 – Chi sự nghiệp năm nay).

– Đồng thời kết chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm nay thành nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án năm trước, ghi:

  • Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612)
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611).

h) Khi báo cáo quyết toán chi sự nghiệp, chi dự án năm trước được duyệt, ghi:

  • Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)
  • Có TK 161 – Chi sự nghiệp (1611).

i) Nguồn kinh phí sự nghiệp của năm trước được xác định còn thừa khi xét duyệt báo cáo quyết toán năm, được chuyển thành nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay, ghi:

  • Nợ TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4611)
  • Có TK 461 – Nguồn kinh phí sự nghiệp (4612).

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên đến cách hạch toán tài khoản 161 – Chi sự nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: