Home Kiến thức Cách kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong...

[Mới] Cách kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp

3607
kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Hãy cùng MISA MeInvoice tìm hiểu rõ hơn các thông tin xoay quanh vấn đề này trong bài viết sau đây.

1. Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là gì?

kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là việc kiểm tra tính trung thực của các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền trên báo cáo tài chính của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Đồng thời, theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 về mục tiêu của kiểm toán nội bộ, thì kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán kiểm tra báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật hay không.

Vì vậy, nhiệm vụ chung của hoạt động kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là triển khai các chức năng kiểm toán bằng cách vận dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán.

Kiểm toán chu trình bán hàng là một phần của kiểm toán nội bộ. Bạn có thể tìm hiểu về kiểm toán nội bộ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ

2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là gì?

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được tách ra thành 2 nghiệp vụ riêng biệt là kiểm toán chu trình bán hàng và kiểm toán chu trình thu tiền. Tuy nhiên, hai nghiệp vụ này đều được thực hiện với một mục tiêu chung là phải đảm bảo tính hợp lý chung.

Mặc dù vậy, đối với mỗi nghiệp vụ đều có mục tiêu riêng, đảm bảo các nguyên tắc về: Hiệu lực, tính trọn vẹn, định giá, phân loại, chính xác, quyền và nghĩa vụ.

2.1. Mục tiêu kiểm toán của nghiệp vụ bán hàng

– Hiệu lực: Đảm bảo chuyển giao hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là hoạt động có thật.

– Tính trọn vẹn (đầy đủ): Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được ghi trên sổ.

– Định giá: Hàng hóa đã vận chuyển, dịch vụ đã cung ứng có hóa đơn bán hàng ghi giá bán được thỏa thuận.

– Phân loại: Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại hợp lý.

– Tính chính xác: Các nghiệp vụ bán hàng được ghi vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp, đảm bảo khớp về số liệu, chính xác về số tiền cộng.

– Quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã bán, dịch vụ đã cung ứng thuộc sở hữu của đơn vị.

2.2. Mục tiêu kiểm toán đối với nghiệp vụ thu tiền

– Hiệu lực: Các khoản tiền thu được từ khách hàng đã ghi sổ phải phản ánh đúng số tiền thực tế đã thu được.

– Trọn vẹn (đầy đủ): Mọi nghiệp vụ thu tiền đều được ghi trên sổ.

– Định giá: Các khoản tiền thu được phải được đánh giá đúng, các khoản ngoại tệ phải được quy chuẩn đúng quy định.

– Phân loại: Các khoản tiền ghi sổ phải được phân loại đúng.

– Chính xác: Các khoản tiền phải được tính toán đúng về mặt toán học.

– Quyền và nghĩa vụ: Các khoản tiền phải thu có người sở hữu.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Các bước kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền

cách kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp

Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 03 bước chính như sau:

✅Chuẩn bị kiểm toán Trong quá trình chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện phân tích, đánh giá kiểm soát nội bộ và thiết kế chương trình kiểm toán. Bước này nhằm mục đích để kiểm toán viên và công ty xây dựng được các chương trình kiểm toán phù hợp với chu trình bán hàng và thu tiền.

Thông thường, các công ty kiểm toán sẽ dựa trên chương trình kiểm toán mẫu để thiết kế chương trình kiểm toán cho một công ty, doanh nghiệp vụ thể. Trong đó, kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền được phân chia thành những loại thử nghiệm cụ thể như: Thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản trong chu trình.

✅Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là thực hiện các công việc đã thiết kế trong chương trình kiểm toán.

Các công việc của kiểm toán nghiệp vụ bán hàng gồm:

– Kiểm tra tính đồng bộ của sổ sách kế toán: Từ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đến bảng tổng hợp kế toán.

– Việc đánh số thứ tự chứng từ: Theo thứ tự liên tục đề phòng việc bỏ sót, trùng lặp các nghiệp vụ bán hàng.

– Bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua: Kiểm tra bảng cân đối thanh toán tiền hàng và dịch vụ gửi cho người mua để xác nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

– Xét duyệt các nghiệp vụ bán hàng: Dựa trên 3 tiêu chí:

  • Việc bán chịu phải được phê duyệt trước khi thực hiện nghiệp vụ bán hàng.
  • Việc vận chuyển hàng hóa chỉ được thực hiện sau khi có đầy đủ chứng từ hợp lệ và đã được phê duyệt.
  • Giá bán phải được duyệt bao gồm cả chi phí vận chuyển, chương trình chiết khấu thương mại, giảm giá và điều kiện thanh toán.

Các công việc của kiểm toán nghiệp vụ thu tiền gồm:

– Kiểm tra các khoản thu tiền ghi sổ và thực tế đã nhận.

– Kiểm tra khoản tiền chiết khấu đã được xét duyệt đúng đắn, phiếu thu tiền đã được đối chiếu và ký duyệt.

– Kiểm tra tiền mặt thu được đã được ghi đầy đủ vào Sổ quỹ và nhật ký thu tiền chưa?

– Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp khớp với giá hàng bán hay không?

– Kiểm tra việc phân loại các loại tiền, ghi thời gian các khoản thu tiền.

– Kiểm tra các khoản thu tiền trên Sổ quỹ, Sổ cái và tổng hợp đảm bảo đúng.

✅Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến và kết luận về những khoản mục doanh thu, phải thu khách hàng và các khoản mục liên quan. Từ kết quả kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đề xuất phương hướng xử lý, tổng hợp và kết thúc quá trình kiểm toán.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: