Home Kiến thức Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Đối tượng bắt...

Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì? Đối tượng bắt buộc lập BCTC giữa niên độ

4370
báo cáo tài chính giữa niên độ là gì

Ngoài báo cáo tài chính ra, một số doanh nghiệp còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Vậy báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo gì? Đối tượng nào bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ? Các thông tin liên quan sẽ có trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

1. Báo cáo tài chính giữa niên độ là gì?

báo cáo tài chính giữa niên độ

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 27 Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, khái niệm báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu như sau:

Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính gồm các báo cáo đầy đủ theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm lược quy định trong Chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ.

2. Thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo giữa niên độ được giải thích trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 27 trên đây là kỳ lập báo cáo tài chính theo tháng hoặc quý.

Như vậy, nói tóm lại, báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên. Báo cáo tài chính tóm lược và phần thuyết minh được chọn lọc sẽ là các nội dung tối thiểu mà một bộ báo cáo tài chính giữa niên độ cần phải có.

Mục đích của báo cáo tài chính giữa niên độ là nhằm cập nhật các thông tin đã trình bày trong bộ báo cáo tài chính của năm gần nhất. Ngoài ra, nội dung của báo cáo này cũng cần phải trình bày các sự kiện, hoạt động mới và không lặp lại các thông tin đã được công bố trước đó.

Phần mềm MISA AMIS Kế toán đã cho phép kế toán viên lập BCTC giữa niên độ để đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp và đơn vị, đảm bảo đầy đủ hệ thống BCTC quý, BCTC bán niên.

3. Đối tượng nào bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ?

báo cáo tài chính giữa niên độ

Khoản 2, Điều 99, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp được ban hành bởi Bộ Tài chính có quy định cụ thể về đối tượng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

Đối tượng bắt buộc lập Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:

– Các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc sở hữu cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng.

– Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (tuy nhiên không bắt buộc).

Ngoài ra, điều khoản này cũng đưa ra những quy định về việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Theo đó, báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược, do chủ sở hữu đơn vị lựa chọn và đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.

4. Hình thức và nội dung của báo cáo tài chính giữa niên độ

báo cáo tài chính giữa niên độ

– Về hình thức, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập một trong hai loại báo cáo tài chính giữa niên độ là tóm lược hoặc đầy đủ.

– Về mặt nội dung, báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ và báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ sẽ cần những đầu mục cụ thể như sau:

Báo cáo tài chính tóm lược – Nội dung tối thiểu bao gồm các đề mục, số cộng chi tiết được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất và phần thuyết minh được chọn lọc.

– Cần trình bày các khoản mục hoặc phần thuyết minh bổ sung để tránh việc sai lệch cho báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ.

– Tóm lại, báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Bảng cân đối kế toán tóm lược;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược;
  • Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Báo cáo tài chính đầy đủ Nội dung của báo cáo tài chính đầy đủ giữa niên độ phải đáp ứng các quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Lưu ý: Dù doanh nghiệp trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ theo hình thức đầy đủ hay tóm lược, thì cũng cần phải đưa ra số liệu cụ thể về lợi nhuận trên một cổ phiếu trước và sau ngày phân phối.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính giữa niên độ. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: