Kiểm toán là một trong các vị trí nhân sự tương đối quan trọng trong nội bộ các tổ chức ngân hàng. Nếu bạn đang thắc mắc kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì? Kiểm toán nội bộ ngân hàng đảm nhiệm những công việc nào? Bài viết dưới đây của MISA MeInvoice sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kiểm toán nội bộ ngân hàng, bạn có thể tìm hiểu về những thông tin cần biết về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.
Xem thêm:
|
1. Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì?
Kiểm toán nội bộ là những nhân sự chịu trách nhiệm thực hiện công việc tư vấn kiểm tra các thông tin, đồng thời quản lý các hệ thống vận hành của một doanh nghiệp. Họ sẽ sử dụng nghiệp vụ của mình để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra một cách chính xác cũng như hiệu quả nhất trong quá trình phát triển.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản kiểm toán nội bộ ngân hàng là những người thực hiện các công việc liên quan kiểm toán nội bộ, quản trị, kiểm soát rủi ro ở trong các ngân hàng.
2. Công việc và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ ngân hàng
Trách nhiệm và công việc của một kiểm toán nội bộ ngân hàng bao gồm:
– Thực hiện kiểm soát toàn bộ các hoạt động và nhiệm vụ liên quan đến kiểm toán nội bộ của ngân hàng. Các hoạt động, nhiệm vụ này có thể gồm: quản lý rủi ro, quản lý hiệu quả kinh doanh, quản lý hiệu quả sản xuất, xác định mức độ tin cậy ở khía cạnh tài chính.
– Đảm bảo quá trình thực hiện kiểm soát nội bộ ngân hàng tuân thủ đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thu thập, đánh giá, phân tích các tài liệu kế toán, tài liệu kiểm toán, báo cáo tài chính cũng như các tài liệu liên quan của ngân hàng.
– Lập các báo cáo liên quan đến kiểm toán nội bộ theo tuần, tháng, quý được yêu cầu và thuyết trình báo cáo kiểm toán trong những buổi họp cần thiết.
– Đảm bảo quá trình kiểm toán được thực hiện một cách độc lập, công bằng, khách quan.
– Tìm hiểu và xác định các vấn đề còn tồn đọng của ngân hàng trong quá trình hoạt động nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục.
– Theo dõi và giám sát thường xuyên các bộ phận về báo cáo kiểm toán, đưa ra các kiến nghị khi cần thiết.
– Tham gia xây dựng những tiêu chuẩn, chuẩn mực kiểm toán của ngân hàng như: quy trình kiểm toán, các bảng biểu mẫu kiểm toán.
– Tham gia hoạt động đánh giá nguồn lực và nhân lực của doanh nghiệp.
3. Kiểm toán nội bộ ngân hàng cần có những kỹ năng nào?
Các tiêu chí về chuyên môn cần có của kiểm toán nội bộ ngân hàng:
– Tốt nghiệp những chuyên ngành liên quan: kiểm toán, kế toán, tài chính ngân hàng,… với cấp bậc đại học trở lên.
– Am hiểu các kiến thức liên quan đến luật kiểm toán, kế toán.
– Sử dụng công cụ, tin học văn phòng, phần mềm phục vụ cho hoạt động kiểm toán, kế toán một cách thành thạo.
– Sở hữu các chứng chỉ liên quan đến kiểm toán do Bộ Tài Chính cấp.
Các kỹ năng mềm cần có của kiểm toán nội bộ ngân hàng:
– Nhạy bén với các con số, sở hữu khả năng tư duy, phân tích và nắm bắt tốt các vấn đề.
– Giao tiếp tốt với các bộ phận làm việc khác nhau.
– Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học.
– Nhạy bén và linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề hoặc các sự cố phát sinh.
4. Mức lương của kiểm toán nội bộ ngân hàng ra sao?
So với các vị trí khác trong nội bộ ngân hàng, mức thu nhập của kiểm toán được đánh giá khá cao. Mức lương của kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng. Ngoài ra, mức thu nhập sẽ còn tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng cũng như địa điểm làm việc.
Theo khảo sát từ các trang tin tuyển dụng, mức thu nhập trung bình của kiểm toán nội bộ ngân hàng như sau:
– Mức lương trung bình: 23.800.000 đồng /tháng;
– Dải lương phổ biến: 9.000.000 – 17.400.000 đồng /tháng;
– Mức lương thấp nhất: 9.000.000 đồng /tháng;
– Mức lương cao nhất: 92.800.000 đồng /tháng.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ sẽ còn được hưởng những quyền lợi khác như: chính sách bảo hiểm, các khoản thưởng lễ, Tết, phí đào tạo, tập huấn,…
Tạm kết
Trên đây là các thông tin liên đến kiểm toán trong nội bộ ngân hàng Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.
MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: