Home Kiến thức Hướng dẫn cách xử lý báo cáo tài chính sai sót

Hướng dẫn cách xử lý báo cáo tài chính sai sót

10269
cách xử lý báo cáo tài chính sai sót

Trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính, khó tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra khi quản lý khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp. Vậy trong trường hợp này kế toán cần giải quyết như thế nào? Mời bạn tham khảo cách xử lý báo cáo tài chính sai sót trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi đọc tiếp bài viết này, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu những thông tin CẦN PHẢI BIẾT về báo cáo tài chính trong bài viết xem thêm trước.

1. Làm báo cáo tài chính sai có được nộp lại không?

cách xử lý báo cáo tài chính sai sót

Khoản 5, Điều 10 của Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được phép bổ sung hồ sơ khai thuế.

Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm:

– Nếu doanh nghiệp chưa bổ sung hồ sơ khai thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung khai thuế tạm nộp của những tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ quyết toán thuế năm.

– Nếu doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

Theo đó, những nội dung được nộp lại trên báo cáo tài chính bao gồm:

– Bảng cân đối kế toán.

– Bảng cân đối tài khoản.

– Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Lưu chuyển tiền tệ.

– Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các nội dung không được nộp lại mà phải nộp tờ khai điều chỉnh bao gồm:

– Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

– Tờ khai quyết toán thuế TNCN.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nộp lại báo cáo tài chính như sau: Gửi công văn nộp lại báo cáo tài chính tại bộ phận một cửa hoặc nộp lại báo cáo tài chính trực tuyến qua mạng.

Xem thêm: [Mới] Báo cáo tài chính là gì? Kiến thức tổng quan và các loại BCTC

2. Làm sai báo cáo tài chính có bị phạt không?

Theo Điểm c, Điều 10 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp nộp lại báo cáo tài chính không ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp thì không bị phạt. Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp nộp lại Báo cáo tài chính có số thuế Thu nhập doanh nghiệp nộp thừa thì sẽ được bù trừ vào các kỳ sau đối với số thuế Thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa.

Đối với trường hợp nộp lại Báo cáo tài chính mà có số thuế Thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu thì phải nộp thêm số tiền nộp thiếu và tiền nộp chậm, cụ thể:

Số tiền nộp chậm = Số tiền thuế tăng thêm x 0,03% (hoặc 0,05%/ngày) x Số ngày nộp chậm

Trong đó:

  • Số ngày nộp chậm được tính từ thời điểm bắt đầu hết hạn nộp hồ sơ khai thuế đến khi thực hiện nộp tiếp số thuế phải nộp.
  • Mức 0,05% mỗi ngày được quy định tại Khoản 1, Điều 41, Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mức 0.03% mỗi ngày được quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật số 106/2016/QH-13 ngày 30/09/2016.

Như vậy, mặc dù có thể nộp lại BCTC sai song doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị phạt nếu chậm nộp ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần hạn chế trường hợp xảy ra sai sót trên BCTC. Một trong các phương án có thể sử dụng là ứng dụng phần mềm như MISA AMIS kế toán với đầy đủ mẫu báo cáo theo quy định, tích hợp tính năng tự động trích xuất báo cáo và cổng T-Van mTax để nộp báo cáo, tờ khai, nộp thuế trực tiếp trên phần mềm.

3. Cách điều chỉnh và nộp lại báo cáo tài chính

thời hạn nộp lại báo cáo tài chính

Về việc điều chỉnh sai sót trên Báo cáo tài chính, theo hướng dẫn tại Công văn 51140/CT-HTr của Cục Thuế Hà Nội về việc khai bổ sung hồ sơ thuế và Công văn 18357/CT-HTr ngày 11/4/2016 của Cục Thuế Hà Nội về chính sách thuế, thì chúng ta cần phân ra thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Sai sót ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nếu báo cáo tài chính xảy ra sai sót mà gây ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì cần làm những công việc sau:
  • Hồ sơ khai bổ sung: Sử dụng Mẫu số 01/KHBS kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp của năm có sai sót: Sử dụng Mẫu số 03/TNDN kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Báo cáo tài chính đúng của năm phát hiện sai sót.
Trường hợp 2: Sai sót không ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp Nếu Báo cáo tài chính có xảy ra sai sót nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không cần lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể làm sẵn một văn bản giải trình lý do nộp lại Báo cáo tài chính, liệt kê các sai sót, số liệu và thông tin đã điều chỉnh trên Báo cáo tài chính để giải trình khi cơ quan thuế yêu cầu (tránh trường hợp khi được yêu cầu giải trình thì không nhớ lý do điều chỉnh). Văn bản giải trình này có thể chỉ cần lưu tại nội bộ doanh nghiệp và chỉ cần xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu.

4. Thời hạn nộp lại báo cáo tài chính là khi nào?

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 5, Điều 10 của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 thời hạn để doanh nghiệp nộp lại báo cáo tài chính là:

Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Như vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn thời hạn nộp lại báo cáo tài chính đã được điều chỉnh, tuy nhiên phải nộp lại trước khi có công bố quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế của cơ quan thuế và cơ quan có thẩm quyền.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến xử lý báo cáo tài chính sai sót. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: