Home Kiến thức Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có...

[Mới] Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn?

10192
nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?” là câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm khi có ý định “khởi nghiệp”. Tuy nhiên chưa nhiều người thực sự hiểu được ưu và nhược điểm giữa 2 mô hình và việc thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời những vấn đề trên.

nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về việc thành lập hộ kinh doanh hay công ty, bạn có thể xem trước những thông tin cần biết về hộ kinh doanh trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì? Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?

1. Sơ lược về hộ kinh doanh và công ty

Dưới đây là khái quát về hộ kinh doanh để độc giả có thể phân biệt được sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và công ty và các ngành nghề mà hộ kinh doanh và công ty được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.1. Hộ kinh doanh

sơ lược về hộ kinh doanh

Một số người thường nhầm lẫn hộ kinh doanh là doanh nghiệp. Vậy hộ kinh doanh là gì? Các ngành nghề hoạt động của hộ kinh doanh gồm những lĩnh vực gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua phần dưới đây.

1.1.1. Khái quát về hộ kinh doanh

–  Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một tổ chức là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc do một gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, đăng ký tại một địa điểm và chủ hộ kinh doanh phải chịu toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

–  Nếu các thành viên trong hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì cần ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân, người được các thành viên ủy quyền làm đại diện sẽ là chủ hộ kinh doanh.

1.1.2. Về ngành nghề hoạt động của hộ kinh doanh

Danh mục ngành nghề của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật theo như bảng trong hình vẽ dưới đây.

danh mục ngành nghề hộ kinh doanh

1.2. Công ty

sơ lược về công ty

Bên cạnh việc tìm hiểu về hộ kinh doanh thì cũng cần tìm hiểu thêm về công ty và các ngành nghề liên quan để xác định rõ hơn quyết định nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn.

1.2.1. Khái quát các loại hình công ty

– Thành lập công ty là một tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch, tài sản và được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

– Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp được quy định rõ như sau:

+ Công ty TNHH: Công ty TNHH bao gồm Công ty TNHH một thành viên do 1 tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 tổ chức hoặc tổ chức làm thành viên. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp khi liên quan đến các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

+ Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp đặc thù mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cá nhân hoặc tổ chức có thể là cổ đông của công ty và số lượng tối thiểu là 3 cổ đồng và không giới hạn tối đa.

+ Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn ngoài các thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty chỉ giới hạn trong phạm vi họ đã góp vốn, còn thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình. Một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể được thành lập bởi một cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

1.2.2. Về các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của công ty

Ngành nghề hoạt động của công ty giống với hệ thống danh sách ngành nghề của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì công ty không được phép kinh doanh những ngành, nghề sau:

  • Kinh doanh các chất gây nghiện như ma túy.
  • Kinh doanh động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên hay mẫu vật các loài thực vật.
  • Hoạt động mua bán mại dâm.
  • Hoạt động mua, bán bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Kinh doanh thuốc nổ, pháo nổ.
  • Dịch vụ đòi nợ.

2. Ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh

Như vậy ta có thể thấy việc đăng ký thành lập công công ty hay hộ kinh doanh đều phục vụ cho mục đích kinh doanh của người làm chủ. Tuy nhiên mỗi mô hình lại có những ưu, nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Ưu điểm, nhược điểm của hộ kinh doanh

ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh

Về ưu điểm của hộ kinh doanh

  • So với công ty thì hộ kinh doanh có thủ tục thành lập tương đối đơn giản và không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí.
  • Vì số lượng ít, chủ yếu là các thành viên trong cùng hộ gia đình nên quản lý dễ dàng.
  • Không bị ràng buộc về vốn, hộ kinh doanh có thể kinh doanh với số vốn ít hay nhiều, vậy nên hộ kinh doanh có khả năng quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh có thể đóng mức thuế khoán cố định theo hàng tháng do cơ quan thuế quyết định và lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu của từng năm mà không phát sinh bất kì chi phí nào.

Về nhược điểm của hộ kinh doanh

  • Quy mô nhỏ, mỗi hộ kinh doanh chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động. Đây là số lượng ít làm hạn chế khả năng mở rộng, phát triển của hộ kinh doanh.
  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không được mở thêm địa điểm kinh doanh hay chi nhánh nào khác.
  • Không có tư cách pháp nhân nên khi tham gia vào các giao dịch sẽ mang tư cách một cá nhân, do đó địa vị pháp lý của hộ kinh doanh không được chặt chẽ.
  • Tất cả các thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Khả năng huy động vốn thấp vậy nên hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay sở nguồn vốn hoặc đi vay của các cá nhân, tổ chức khác. 
  • Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ, muốn xuất hóa đơn cho khách thì cần liên hệ Cơ quan thuế quản lý để mua và số lượng mua cũng bị hạn chế.

2.2. Ưu nhược điểm của công ty

ưu và nhược điểm của công ty

Về ưu điểm của loại hình công ty

  • Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân), có con dấu pháp nhân và được phép xuất hóa đơn đỏ.
  • Không bị giới hạn về số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về phần tài sản đã góp vào công ty, chứ không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
  • Khả năng huy động vốn cao hơn so với hộ kinh doanh vì công ty có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tăng khả năng đi vay các tổ chức tín dụng và số thành viên góp vốn cũng cao hơn so với hộ kinh doanh.
  • Được phép mở rộng kinh doanh như mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
  • So với các mô hình kinh doanh khác thì công ty sẽ được ưu đãi hơn về vay vốn.
  • Công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người sẽ chịu trách nhiệm theo pháp luật về một mảng nhất định.

Về nhược điểm của loại hình công ty

  • Chế độ kế toán, kế toán, kiểm toán phức tạp và doanh nghiệp cũng phải đóng nhiều loại thuế hơn so với hộ kinh doanh.
  • Thủ tục thành lập công ty khá phức tạp, phải chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP và nộp cho cơ quan đăng ký để giải quyết.
  • Vì công ty sử dụng nhiều lao động với quy mô lớn nên việc quản lý người lao động trở nên khó khăn hơn.
  • Trong trường hợp một số loại hình công ty có số lượng lớn thành viên góp nhiều vốn dẫn đến việc kiểm soát các thành viên trở nên khó khăn, có thể dẫn đến một số thành viên xung đột nhau về mặt lợi ích.

Qua những ưu nhược điểm về 2 loại hình trên, ta có thể thấy tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khả năng về mặt tài chính mà có thể lựa chọn đăng ký. Nếu mong muốn mở rộng quy mô sản xuất và mô hình kinh doanh thì lựa chọn đăng ký loại hình công ty là đúng đắn. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô địa phương nhỏ lẻ thì nên đăng ký hộ kinh doanh là lựa chọn phù hợp.

Tìm hiểu thêm:

3. Lời kết

Những thông tin trong bài viết chắc hẳn đã giúp các bạn có câu trả lời cho câu câu hỏi nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ở đầu bài. Qua đây, MeInvoice cũng muốn nhắn nhủ đến các hộ kinh doanh hay công ty thì cũng cần cân nhắc thật kỹ để mang lại nhiều lợi nhuận trong việc kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các nội dung liên quan khác tại MeInvoice.vn.

Ngoài ra, phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice của Công ty cổ phầ MISA ra đời đã đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn điện tử theo như Nghị định 123/2020/ NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 78/2021/ TT-BTC của Bộ Tài chính với nhiều ưu điểm vượt trội. Với hơn 150,000 khách hàng đã triển khai, phần mềm MISA MeInvoice cam kết hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78 một cách dễ dàng nhất.

Để tìm hiểu kỹ hơn về phần mềm, bạn có thể đăng ký nhận thông tin tư vấn bằng cách click vào nút dưới đây và để lại thông tin cho chúng tôi, bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất (Tối đa 30 phút sau khi nhận được thông tin yêu cầu của bạn).