Home Kiến thức Hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không?

[Mới] Hộ kinh doanh cá thể có cần con dấu hay không?

11199
hộ kinh doanh có con dấu không

Việc khắc và sử dụng con dấu là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi mới thành lập. Hộ kinh doanh cũng được xem như là một là một loại hình kinh doanh. Tuy nhiên không phải con dấu nào hộ kinh doanh cá thể cũng có thể sử dụng như một doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là hộ kinh doanh có con dấu không? Bài viết dưới đây của MISA MeInvoice sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc các vấn đề trên.

hộ kinh doanh có con dấu không

Lưu ý: Nếu chưa biết hộ kinh doanh là gì và những thông tin tổng quan cần biết về hộ kinh doanh, bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm để biết trước.

Xem thêm: Hộ kinh doanh là gì? Một số đặc điểm và quy định về hộ kinh doanh

1. Quy định về sử dụng con dấu đối với hộ kinh doanh

quy định về con dấu của hộ kinh doanh

  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định như sau: về đăng ký doanh nghiệp quy định. Các cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình làm chủ thì chỉ được sử dụng 10 lao động, chỉ được đăng kí một địa điểm kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 
  • Do vậy, hộ kinh doanh cá thể sẽ không được phép làm con dấu pháp nhân như các hình thức doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Nếu hộ kinh doanh tự khắc dấu và sử dụng dấu tròn trong công tác hay giao dịch nội bộ thì đều vi phạm pháp luật và có thể bị cơ quan có thẩm quyền xử lí hành chính.
  • Tuy nhiên, các hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng con dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo nhằm mục đích thay thế phần thông tin, thay thế phần chữ ký hay cung cấp thông tin mà dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân như doanh nghiệp.
  • Căn cứ những điều trên, có kết luận rằng hộ gia đình không đủ kiều kiện có tư cách pháp nhân nên không được sử dụng con dấu riêng của mình. Nhưng đối với hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu nhằm mục đích cung cấp những thông tin bao gồm địa chỉ, logo, chữ ký phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.

Lưu ý: Bạn có thể tìm hiểu về hướng dẫn cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất và đầy đủ

2. Mẫu con dấu sử dụng trong hộ kinh doanh cá thể

mẫu con dấu sử dụng trong hộ kinh doanh

Con dấu của hộ kinh doanh gồm 3 thông tin cơ bản như sau:

  • Tên của hộ đăng ký kinh doanh
  • Mã số thuế được cấp của hộ kinh doanh
  • Địa chỉ của hộ kinh doanh

Xem thêm: Tên hộ kinh doanh cá thể được quy định thế nào? Hướng dẫn cách đặt tên hộ kinh doanh

3. Cách đóng dấu đối với hộ kinh doanh cá thể

cách đóng dấu đối với hộ kinh doanh

Cách sử dụng con dấu trong hộ kinh doanh cá thể được quy định như sau:

  • Con dấu phải được đóng rõ ràng, đúng chiều, ngay ngắn và phải dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định của pháp luật.
  • Dấu đóng khi đóng dấu lên chữ ký phải trùm lên ⅓ chữ ký hướng về phía bên trái.
  • Đối với các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: con dấu sẽ đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên tổ chức, cơ quan hoặc tiêu đề phụ lục.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ quyết định việc đóng dấu giáp lai, dấu treo hay đóng dấu nổi trên văn bản giấy.
  • Dấu giáp lai sẽ được đóng ở mép phải của phụ lục văn bản hoặc văn bản, trùm lên một phần của các tờ giấy; quy định mỗi dấu đóng chỉ được tối đa 5 tờ văn bản.

4. Mục đích sử dụng con dấu cho hộ kinh doanh cá thể

  • Nhà nước không yêu cầu hộ kinh doanh cá thể phải có con dấu. Tuy nhiên khi hộ kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn bán hàng mua tại cơ quan thuế quản lý thì cần thực hiện con dấu mã số thuế để đóng vào hóa đơn theo quy định.
  • Khi sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể thì mã số thuế trên hóa đơn cần đóng ngay tại thông tin của bên bán hàng.

5. Hộ kinh doanh tự khắc con dấu có bị phạt không?

Theo Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về điều kiện sử dụng con dấu như sau:

Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu

1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

Đối chiếu quy định trên, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không thể có con dấu pháp nhân hay được phép đăng ký mẫu dấu và chịu sự điều chỉnh của Nghị định này. Như vậy, hộ kinh doanh không thuộc một trong những đối tượng được phép đăng ký sử dụng con dấu pháp nhân phục vụ cho việc kinh doanh như bạn đang tìm hiểu.

Tuy nhiên, pháp luật cũng không cấm việc hộ kinh doanh có thể tự thiết kế, đặt in và sử dụng con dấu của hộ kinh doanh với mục đích cung cấp thông tin và không thực hiện chức năng như con dấu của pháp nhân trong việc kinh doanh, giao dịch.

6. Lời kết

Trên đây là những thông tin mà MeInvoice đưa ra nhằm giải đáp câu hỏi “hộ kinh doanh có con dấu không”, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích trong quá trình hình thành và phát triển hộ kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin liên quan khác trong các bài viết xem thêm dưới đây để biết thêm chi tiết những quy định khác về hộ kinh doanh.

1. [Cập nhật] Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất
2. Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh | Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
3. [Mới] Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cá thể
4. [Cập nhật] Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không theo quy định
5. [Mới] Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh sẽ có lợi hơn?
6. [Mới] Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp hiện nay
7. [Mới] Hướng dẫn thủ tục giải thể hộ kinh doanh từ a -> z

Ngoài ra, phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice ra đời đã đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC với nhiều tính năng ưu việt. Hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 123, Thông tư 78 một cách dễ dàng nhất.

Bạn có thể đăng ký nhận thông tin tư vấn bằng cách click vào nút dưới đây và để lại thông tin liên lạc cho chúng tôi, bộ phận tư vấn sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất.