Home Kiến thức Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công vừa...

Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh tính thuế thế nào?

8665
vừa có thu nhập tiền lương và từ tiền cho thuê tài sản

Việc thực hiện nộp thuế là nghĩa vụ và là quyền lợi của người dân nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vậy cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương, vừa có thu nhập từ việc cho thuê tài sản thì tính thuế như thế nào? Cùng MISA MeInvoice tìm hiểu nội dung bài viết ngay sau đây.

vừa có thu nhập tiền lương và từ tiền cho thuê tài sản

1. Cách tính thuế TNCN từ tiền lương

cách thuế thuế tncn từ tiền lương

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về mức thuế TNCN đối thu nhập từ tiền công, tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:

Số thuế phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (3)
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền thực nhận (1) – Các khoản miễn thuế (2)

(1) Tổng tiền thực nhận bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác mà cá nhân nhận được trong quá trình làm việc, kể cả tiền thưởng lễ, tết.

(2) Các khoản miễn thuế bao gồm: tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca, phụ cấp về đồng phục, phụ cấp điện thoại, đi lại, phụ cấp về việc làm ngoài giờ hành chính, tăng ca.

(3) Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh, khoản đóng bảo hiểm, làm thiện nguyện, nhân đạo, hưu trí tự nguyện, khuyến học.

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 triệu đồng + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng 10% 0,25 triệu đồng + 10% TNTT trên 5 triệu đồng 10% TNTT – 0,25 triệu đồng
3 Trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng 15% 0,75 triệu đồng + 15% TNTT trên 10 triệu đồng 15% TNTT – 0,75 triệu đồng
4 Trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng 20% 1,95 triệu đồng + 20% TNTT trên 18 triệu đồng 20% TNTT – 1.65 triệu đồng
5 Trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng 25% 4,75 triệu đồng + 25% TNTT trên 32 triệu đồng 25% TNTT – 3,25 triệu đồng
6 Trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng 30% 9,75 triệu đồng + 30% TNTT trên 52 triệu đồng 30 % TNTT – 5,85 triệu đồng
7 Trên 80 triệu đồng 35% 18,15 triệu đồng + 35% TNTT trên 80 triệu đồng 35% TNTT – 9,85 triệu đồng

2. Cách tính thuế thu nhập từ cho thuê tài sản

cách tính thuế tncn từ việc cho thuê tài sản

Hộ gia đình hoặc cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng cần khai phải nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN cho cơ quan Thuế theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC. Trong trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân cho thuê tài sản có tổng thu nhập từ việc cho thuê dưới 100 triệu đồng/năm hoặc 8,4 triệu đồng/tháng thì không cần khai, nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Công thức xác định số thuế phải nộp:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN từ hoạt động cho thuê gồm thuế của số tiền bên thuê trả theo từng kỳ được thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng thuê và các khoản thu khác. Tiền thuế GTGT và TNCN sẽ không bao gồm các khoản bồi thường, phạt giữa 2 bên cho thuê và người thuê.

Trong trường hợp người đi thuê thanh toán trước tiền thuê tài sản cho nhiều năm thì doanh thu thuế sẽ xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

  • Tỷ lệ thuế: Tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN là mức 5%.

Công thức tính số thuế cần nộp của cá nhân hay hộ gia đình cần đóng khi có tài sản cho thuê là:

Số thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x 5%

Kết luận: Như vậy qua hai thông tin trên chúng ta có thể thấy thu nhập thuế từ tiền lương và từ hoạt động cho thuê tài sản là 2 hoạt động riêng biệt. Theo Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định rằng, cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản thì cá nhân chỉ quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền công tiền lương, không thực hiện quyết toán chung từ những hoạt động cho thuê tài sản. 

Hay nói cách khác, hai hoạt động riêng lẻ sẽ thực hiện xác định thuế TNCN riêng biệt.

3. Những câu hỏi liên quan đến việc nộp thuế TNCN cho cá nhân

3.1. Nơi nộp hồ sơ khai thuế từ hoạt động cho thuê ở đâu? Trong thời hạn bao lâu?

Cá nhân nộp hồ sơ khai thuế từ hoạt động cho thuê tài sản ở Chi cục thuế tại địa điểm có tài sản cho thuê.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê là:

  • Khai theo kỳ hạn, chậm nhất là ngày 30 của quý cho thuê tiếp theo kể từ thời hạn bắt đầu cho thuê.
  • Khai theo năm, cá nhân khai thuế tài sản cho thuê muộn nhất là ngày 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

3.2. Thời hạn đóng thuế đối với thu nhập từ việc cho thuê tài sản?

Thời hạn nộp thuế đối với thu nhập từ việc cho thuê tài sản chính là thời hạn cá nhân nộp hồ sơ khai thuế.

Tìm hiểu thêm:

4. Lời kết 

Những thông tin trên là giải đáp cho vấn đề được đặt ra ở đầu bài là “cá nhân vừa có thu nhập tiền lương tiền công và thu nhập từ kinh doanh”, cụ thể hơn là hoạt động cho thuê tài sản sẽ tính thuế như thế nào mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xác định được thuế TNCN của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan tại MeInvoice.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: