Tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Vậy doanh nghiệp, tổ chức của bạn đã thực hiện đăng ký thuế hay chưa? Đăng ký thuế là gì? Theo dõi nội dung dưới đây của MISA MeInvoice để tìm ra câu trả lời trong bài viết này.
Lưu ý: Trước khi đọc tiếp bài viết này, bạn có thể tham khảo trước bài viết về thuế để biết những thông tin về thuế.
Tìm hiểu thêm:
|
1. Đăng ký thuế là gì?
Đăng ký thuế là việc mà người nộp thuế thực hiện kê khai đối với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh về các thông tin liên quan đến việc định danh của mình. Với cá nhân đăng ký thuế thì thông tin kê khai là họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ… Đối với các doanh nghiệp khi đăng ký thuế thì cần khai những thông tin là tên tổ chức, trụ sở chính, địa chỉ những chi nhánh, cơ sở sản xuất, vốn kinh doanh, ngành nghề hoạt động kinh doanh, người đại diện pháp lý,…
2. Những đối tượng cần đăng ký thuế
Những đối tượng cần đăng ký thuế và được cấp mã số thuế được quy định tại Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, Điều 6 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Thông tư 105/2020/TT-BTC bao gồm:
– Thuộc đối tượng đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông với hoạt động đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký hợp tác xã theo quy định được ban hành của pháp luật.
– Thuộc đối tượng đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế. Người nộp thuế thuộc đối tượng đặc thù bao gồm 13 nhóm đối tượng được quy định như sau:
- Người lao động có thu nhập thuộc diện chịu thuế.
- Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cá nhân của các nước có chung đường biên giới Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Các tổ chức kinh tế hoạt động trong nhóm ngành bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, hoặc lĩnh vực mang tính chất chuyên môn khác không đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật chuyên ngành.
- Những tổ chức được thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có hoạt động kinh doanh, sản xuất nhưng phát sinh nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
- Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật trên phương diện Thu nhập cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc nhóm được hoàn thuế GTGT đối với đối tượng thuộc miễn trừ ngoại giao. Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT, văn phòng đại diện nhà tài trợ ODA tổ chức do nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại.
- Tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhưng không có tư cách pháp nhân tại lãnh thổ Việt Nam, cá nhân người nước ngoài hoạt động độc lập kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định pháp luật và phát sinh thu nhập.
- Nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh trên nền tảng số không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, cá nhân, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng biệt; Ngân hàng thương mại, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian được nhà cung cấp nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Người điều hành, công ty vận hành chung, doanh nghiệp liên doanh và tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc mỏ dầu khí chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí cùng công ty mẹ.
- Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp của lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị – xã hội, chính trị, xã hội, xã hội – nghề nghiệp hoạt động kinh doanh không phải ĐKDN qua cơ quan ĐKKD; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền tại Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh dựa trên sự hợp tác và hoạt động trên Bộ Luật Dân sự.
- Cá nhân, tổ chức được cơ quan ủy nhiệm thu.
- Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
3. Hồ sơ đăng ký thuế
Đối với từng loại hình mà việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế cũng sẽ có những quy định khác nhau.
3.1. Hồ sơ đăng ký thuế cho người nộp thuế đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Danh sách những thành viên góp vốn đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty CP, công ty Hợp Danh
- Điều lệ chung của công ty được biên soạn dựa trên Luật doanh nghiệp 2020
- Giấy ủy quyền cho người trực tiếp đăng ký hồ sơ thuế
- Các loại giấy tờ chứng thực thông tin cá nhân
- Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã 2023
3.2. Hồ sơ đăng ký thuế cho người nộp thuế là tổ chức đăng ký tại cơ quan thuế
- Tờ khai đăng ký thuế
- Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực
- Các giấy tờ liên quan khác được quy định tại Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC
Tìm hiểu thêm:
|
3.3. Hồ sơ đăng ký thuế cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân
- Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế
- Bản sao căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Các giấy tờ liên quan khác được quy định tại Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC
3.4. Hồ sơ đăng ký thuế cho người đại diện đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 06-ĐK-TCT được ban hành đính kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Giấy xác nhận Cục Lễ tân Nhà nước – Bộ Ngoại giao.
3.5. Hồ sơ đăng ký thuế cho nhà thầu nước ngoài, phụ thuộc nước ngoài
Để đăng ký thuế nhà thầu cho các nhà thầu nước ngoài, doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04-ĐK-TCT được ban hành đính kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Bảng kê khai các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ thuộc nước ngoài cùng mẫu tờ khai đăng ký cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ thuộc nước ngoài
- Bản sao giấy xác nhận phòng điều hành được đóng dấu và xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền
Những trường hợp khác, bạn có thể tham khảo hồ sơ đăng ký thuế chi tiết tại Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
4. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
Theo Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định rõ về những nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế đối như sau.
- Tổ chức kinh tế và các đơn vị phụ thuộc (trừ tổ hợp tác) nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.
- Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
- Đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở
- Đối với người nộp thuế là nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.
- Đối với người nộp thuế là nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đến cơ quan thuế theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính.
- Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay và tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu:
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế ký hợp đồng ủy nhiệm thu.
- Đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Đối với người phụ thuộc:
- Cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc: nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
- Cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng.
5. Thời hạn đăng ký thuế
Đối với người nộp thuế đăng ký cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là thời hạn đăng ký thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế sẽ có thời hạn đăng ký thuế trong 10 ngày làm việc kể từ:
- Ngày được cấp giấy phép hoạt động và kinh doanh, giấy phép quyết định thành lập hoặc các loại giấy tờ tương đương.
- Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với những tổ chức không đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình.
- Ngày bắt đầu phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế và thực hiện nộp thuế thay.
- Ngày ký hợp đồng nhận thầu, nhà thầu nước ngoài hoặc phụ thuộc nước ngoài.
- Ngày phát sinh nghĩa vụ thuế từ thu nhập cá nhân.
- Ngày phát sinh yêu cầu hoàn thuế.
- Ngày phát sinh nghĩa vụ ngân sách khác đối với nhà nước.
6. Những câu hỏi liên quan đến việc đăng ký thuế
6.1. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế là một dãy số bao gồm 10 hoặc 13 chữ số được cơ quan thuế cấp cho người đóng thuế nhằm quản lý nghĩa vụ thuế.
6.2. Những nội dung trong đăng ký thuế bao gồm những gì?
- Đăng ký thuế lần đầu
- Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
- Thông báo tạm ngừng hoạt động
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Khôi phục mã số thuế
6.3. Làm thế nào để thay đổi thông tin đăng ký thuế?
Vì nhiều lý do khác nhau mà các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần phải thay đổi thông tin đăng ký thuế. Để biết cách thay đổi, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
|
6.4. Mẫu tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế
Để thay đổi thông tin đăng ký thuế thì cần có mẫu tờ khai “Mẫu 08 mst”. Bạn có thể tìm hiểu và tải mẫu này về bằng cách xem bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
|
6.5. Làm thế nào để đăng ký mã số thuế nhà thầu?
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện đấu thầu một dự án cần phải có mã số thuế nhà thầu. Để biết cách đăng ký mã số thuế nhà thầu, bạn hãy xem bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
|
7. Lời kết
Qua nội dung bài viết ngày hôm nay, MISA MeInvoice hy vọng bạn sẽ hiểu được định nghĩa “đăng ký thuế là gì” cùng các thông tin liên quan. Nếu thấy thông tin trên hữu ích, bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến với những người khác để họ có thể hiểu hơn về cách đăng ký thuế và quy trình đăng ký thuế theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:
- Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
- Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
- Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
- Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN
Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: