Home Kiến thức Thuế tài nguyên là gì? Thuế suất thuế tài nguyên

[Mới] Thuế tài nguyên là gì? Thuế suất thuế tài nguyên

3524
thuế tài nguyên là gì thuế suất thuế tài nguyên

Nước ta có quy định cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hành vi khai thác thì cần phải đóng thuế tài nguyên theo quy định của nhà nước. Vậy thuế tài nguyên là gì? Cùng MISA MeInvoice theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chuẩn xác nhất.

thuế tài nguyên là gì thuế suất thuế tài nguyên

Trước khi tìm hiểu về thuế tài nguyên, bạn có thể tìm hiểu những thông tin tổng quan về thuế và đặc điểm của thuế trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

1. Khái quát về thuế tài nguyên

thuế tài nguyên là gì

1.1. Thuế tài nguyên là gì?

Hiện nay, thuế tài nguyên chưa được ban hành văn bản nào thống nhất về khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, từ những ý định tìm kiếm kết hợp với bản chất của thuế, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đối tượng cần đóng thuế tài nguyên là các cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật. Thuế tài nguyên mang đặc trưng của thuế gián thu chính là sự điều tiết về hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Tìm hiểu thêm:

1.2. Các thuật ngữ pháp lý trong thuế tài nguyên

STT Thuật ngữ tiếng Việt Thuật ngữ tiếng Anh
1 Thuế tài nguyên Natural resources tax
2 Khai báo thuế Declare
3 Người nộp thuế Taxpayer
4 Việc tính thuế Tax computation

1.3. Đặc điểm của thuế tài nguyên

Những đặc điểm nổi bật của thuế tài nguyên bao gồm những đặc điểm sau đây:

  • Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên do cơ quan Nhà nước quản lý.
  • Số thuế tài nguyên được thu dựa trên tổng số lượng và giá trị của loại tài nguyên khai thác, không dựa vào mục đích khai thác tài nguyên.
  • Thuế tài nguyên được cấu thành bởi giá bán tài nguyên cho người tiêu dùng.
  • Áp dụng cho toàn bộ cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên.

2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên

đối tượng chịu thuế tài nguyên

Những đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm tất cả các loại tài nguyên thuộc lãnh thổ Quốc gia (tài nguyên ở đất liền, hải đảo, tài nguyên từ lãnh hải, khu vực tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) được quy định rõ tại nội dung thuộc Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2014/TT-BTC bao gồm:

  • Các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại.
  • Các sản phẩm thuộc khu vực rừng tự nhiên (không bao gồm các loại cây trồng người dân tự trồng và được khoanh nuôi, bảo vệ như động vật, sa nhân, quế, hồi, thảo quả, …)
  • Các loại hải sản tự nhiên đến từ biển đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả động vật và thực vật.
  • Nước thiên nhiên bao gồm nước mặt và dưới đất (không bao gồm nước thiên nhiên dùng cho hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nước biển)
  • Yến sào đến từ tự nhiên (không bao gồm các loại yến sào được cá nhân, tổ chức kinh tế nuôi trồng).
  • Những loại tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định và quản lý.

3. Người nộp thuế tài nguyên

Đối tượng thực hiện nộp thuế tài nguyên bao gồm các cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên đến từ thiên nhiên là đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên được quy định rõ qua các trường hợp dưới đây:

3.1. Đối tượng có hoạt động khai thác khoáng sản

Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, người thực hiện nộp thuế tài nguyên là cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép được khai thác khoáng sản.

Trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh được phép hợp tác với cá nhân, tổ chức khác và có quy định riêng về người nộp thuế thì đối tượng nộp thuế tài nguyên sẽ dựa vào văn bản thỏa thuận của hai bên cùng hợp tác.

Đối với trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản sau đó lại bàn giao cho một đơn vị khai thác khác thì đối tượng nộp thuế là mỗi đơn vị thực hiện khai thác khoáng sản.

3.2. Đối tượng là doanh nghiệp khai thác liên doanh

Doanh nghiệp khai thác được thành lập và quản lý dựa trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh chính là người nộp thuế.

Trong trường hợp bên khai thác tài nguyên bao gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài thì trách nhiệm nộp thuế tài nguyên sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận được xác định cụ thể trong văn bản liên doanh của 2 bên.

3.3. Đối tượng là bên thi công nhưng phát sinh sản lượng tài nguyên trong quá trình thi công

Với đối tượng là cá nhân, tổ chức nhận thầu thi công nhưng phát sinh sản lượng tài nguyên trong quá trình thi công hoặc không vi phạm quy định của pháp luật trong việc khai thác tài nguyên thì người thi công cần kê khai, nộp thuế tài nguyên tại địa phương phát sinh khai thác tài nguyên.

3.4. Đối tượng là cá nhân, tổ chức sử dụng nước từ thủy lợi

Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ các công trình thủy lợi để phát điện sẽ là người phải chịu thuế tài nguyên. Trong trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước để sản xuất sinh hoạt hoặc sử dụng với mục đích khác thì đối tượng chịu thuế tài nguyên là tổ chức quản lý công trình thủy lợi.

3.5. Đối tượng là người khai thác các tài nguyên bị cấm hoặc khai thác trái phép

Những tài nguyên thiên nhiên bị cấm hoặc quá trình khai thác trái phép bị bắt giữ thì tiến hành tịch thu đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép mở bán và phải thực hiện khai thuế sau mỗi lần phát sinh.

4. Phương pháp xác định thuế tài nguyên

phương pháp xác định thuế tài nguyên

Tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ: 

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Tính thuế tài nguyên theo mức được ấn định đối với từng loại tài nguyên:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

5. Những câu hỏi liên quan đến thuế tài nguyên

5.1. Thuế suất thuế tài nguyên được quy định như thế nào?

Mức thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên thiên nhiên được quy định ở các mức khác nhau, cụ thể trong bảng sau:

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
I Khoáng sản kim loại  
1 Sắt 14
2 Măng-gan 14
3 Ti-tan (titan) 18
4 Vàng 17
5 Đất hiếm 18
6 Bạch kim, bạc, thiếc 12
7 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 20
8 Chì, kẽm 15
9 Nhôm, Bô-xít (bouxite) 12
10 Đồng 15
11 Ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 15
13 Khoáng sản kim loại khác 15
II Khoáng sản không kim loại  
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7
2 Đá, sỏi 10
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10
4 Đá hoa trắng 15
5 Cát 15
6 Cát làm thủy tinh 15
7 Đất làm gạch 15
8 Gờ-ra-nít (granite) 15
9 Sét chịu lửa 13
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 15
11 Cao lanh 13
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 13
13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 10
14 A-pa-tít (apatit) 8
15 Séc-păng-tin (secpentin) 6
16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 10
17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 12
18 Than nâu, than mỡ 12
19 Than khác 10
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 27
21 Khoáng sản không kim loại khác 10
III Sản phẩm của rừng tự nhiên  
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III 20
4 Gỗ nhóm IV 18
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12
IV Hải sản tự nhiên  
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên  
1 Nước khoáng đóng chai, nước nóng 10
2 Dùng cho sản xuất thủy điện 5
3 Dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh  
3.1 Sử dụng nước mặt  
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1
b Mục đích sử dụng khác 3
3.2 Sử dụng nước dưới đất  
a Dùng để sản xuất nước sạch 5
b Mục đích khác 8
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10

5.2. Vai trò của thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên có hai vai trò quan trọng là:

  • Cung cấp nguồn thu quan trọng vào NSNN (Ngân sách nhà nước)
  • Tăng cường điều tiết việc khai thác và sử dụng tài nguyên, giúp việc quản lý tài nguyên diễn ra hiệu quả.

6. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc nhằm giải thích cho vấn đề ở đầu bài là “thuế tài nguyên là gì”. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn phần nào về loại thuế quan trong này đối với Ngân sách nhà nước và đối với tài nguyên thiên nhiên nước nhà.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: