Home Kiến thức Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế...

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế bảo vệ môi trường

9532
đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế BVMT
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường được ban hành nhằm bảo vệ môi trường khỏi những tác nhân tiêu cực. Vậy những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của hóa đơn điện tử MISA MeInvoice để có câu trả lời chính xác nhất.

đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế BVMT
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế bảo vệ môi trường

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và cách tính thuế BVMT, bạn có thể tìm hiểu trước những thông tin cần biết về thuế bảo vệ môi trường trong bài viết xem thêm.

Tìm hiểu thêm:

1. Quy định về đối tượng chịu / không chịu thuế bảo vệ môi trường

Theo nội dung tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường, những đối tượng chịu thuế và không chịu thuế bảo vệ môi trường được quy định một cách rõ ràng như sau:

1.1. Những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường được chia thành 8 nhóm sau đây:

Nhóm đối tượng 1: Nhóm xăng dầu, mỡ nhờn 

Trong nhóm xăng dầu, mỡ nhờn bao gồm các loại hàng hóa chịu thuế là: xăng (trừ etanol), nhiên liệu bay, mỡ nhờn, các loại dầu hỏa, dầu diezel, mazut, dầu nhờn.

Nhóm đối tượng 2: Than đá

Đối với nhóm đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là than đá sẽ bao gồm các loại than nâu, than mỡ, antraxit và những loại than đá cùng đặc tính khác.

Nhóm đối tượng 3: Dung dịch HCFC

Dung dịch HCFC được viết tắt từ hydro-chloro-fluoro-carbon, đây là loại dung dịch có tác động xấu đến tầng ozon dùng để làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị công nghiệp và bán dẫn.

Nhóm đối tượng 4: Túi ni lông

Những sản phẩm túi, bao bì nhựa mỏng được làm từ chất liệu ni lông là sản phẩm chịu thuế bảo vệ môi trường. Với những loại bao bì, túi ni lông được đóng gói sẵn phù hợp với những tiêu chí đánh giá thân thiện với môi trường thì sẽ không cần áp dụng thuế bảo vệ môi trường.

Nhóm đối tượng 5: Thuốc diệt cỏ thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Những loại thuốc diệt cỏ được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ là nhóm đối tượng chịu thuế BVMT vì có những thành phần độc hại tác động xấu đến môi trường tự nhiên.

Nhóm đối tượng 6: Thuốc trừ mối thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Tương tự như nhóm đối tượng 5 thì thuốc trừ mối thuộc nhóm hạn chế sử dụng được quy định tại phụ lục đính kèm của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14. Theo đó, những loại thuốc diệt mối có tên thương phẩm là PMC 90 DP, PMs 100 CP thì sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Nhóm đối tượng 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Thuốc bảo quản lâm sản có tên là XM5 100 bột và LN5 90 bột là 02 loại thuốc bảo quản lâm sản phải chịu thuế bảo vệ môi trường.

Nhóm đối tượng 8: Thuốc khử trùng kho thuộc nhóm hạn chế sử dụng

Những loại thuốc khử trùng kho là đối tượng áp dụng thuế bảo vệ môi trường bao gồm: Celphos 56 % tablets, Fumitoxin 55 % tablets, thuốc khử trùng Phostoxin 56 % theo dạng viên tròn, dẹt, thuốc khử trùng Alumifos 56% Tablet,  Magtoxin 66 tablets, pellet; Bromine – Gas 98 %, 100 %, Dowfome 98 % và cuối cùng là thuốc khử trùng kho Quickphos 56 %.

1.2. Những đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

Ngoài những đối tượng được quy định phải chịu thuế bảo vệ môi trường, Chính phủ cũng có quy định về những đối tượng, hàng hóa không chịu thuế bảo vệ môi trường. Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường được chia làm 02 nhóm chính là:

+ Nhóm 1: Loại trừ tất cả các loại hàng hóa thuộc 8 nhóm đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nêu trên.

+ Nhóm 2: Những hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường nhưng không được phép sử dụng tại lãnh thổ Việt Nam gồm:

  • Hàng hóa thuộc nhóm tạm nhập khẩu, chờ tái xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua biên giới lãnh thổ Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất khẩu được ủy thác thực hiện hoặc sản xuất trực tiếp bởi tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân.

2. Hướng dẫn cách tính thuế bảo vệ môi trường

cách tính thuế BVMT
Cách tính thuế bảo vệ môi trường

Để xác định số thuế bảo vệ môi trường cần phải nộp của tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân thực hiện sản xuất, xuất khẩu những loại hàng hóa chịu thuế thì dựa vào 2 yếu tố là số lượng hàng hóa và mức thuế được áp dụng. Từ 2 yếu tố trên, công thức để xác định số thuế bảo vệ môi trường được đưa ra như sau:

Số thuế BVMT cần nộp = Số lượng hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối trên đơn vị hàng hóa

Trong đó, yếu tố số lượng hàng hóa áp dụng thuế bảo vệ môi trường được quy định như sau:

  • Những loại hàng hóa sản xuất trong nước thì số lượng hàng hóa được bán ra, trao đổi, hoặc sử dụng với mục đích khuyến mãi là số lượng hàng hóa phải chịu thuế.
  • Những loại hàng hóa nhập khẩu thì tổng lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ là số lượng hàng hóa phải chịu thuế.
  • Những loại hàng hóa được xác định là nhiên liệu hỗn hợp thì số lượng của xăng và dầu có trong nhiên liệu hỗn hợp là số lượng hàng hóa cần chịu thuế.

3. Biểu thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các đối tượng chịu thuế

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế áp dụng theo hình thức tuyệt đối. Nghĩa là đối với một hàng hóa, mức thuế sẽ được ấn định trên đối tượng chịu thuế. Mức thuế bảo vệ môi trường được thể hiện qua biểu thuế dưới đây:

STT Tên chi tiết loại hàng hóa Đơn vị  Mức thuế

(VND/đơn vị)

Nhóm 1 Xăng, dầu
1 Xăng (trừ etanol) Lít 1.000-4.000
2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000
3 Dầu diezel Lít 500-2.000
4 Dầu hỏa Lít 300-2.000
5 Dầu mazut Lít 300-2.000
6 Dầu nhờn Lít 300-2.000
7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000
Nhóm 2 Nhóm đối tượng 2: Than đá
1 Than nâu Tấn 10.000-30.000
2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000
3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000
4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000
Nhóm 3 Dung dịch HCFC kg 1.000-5.000
Nhóm 4 Túi ni lông kg 30.000-50.000
Nhóm 5 Thuốc diệt cỏ thuộc nhóm hạn chế sử dụng kg 500-2.000
Nhóm 6 Thuốc trừ mối thuộc nhóm hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000
Nhóm 7 Thuốc bảo quản lâm sản thuộc nhóm hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000
Nhóm 8 Thuốc khử trùng kho thuộc nhóm hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

4. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà MISA MeInvoice chia sẻ đến bạn đọc về những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và hướng dẫn cách tính thuế BVMT theo quy định của cơ quan Chính phủ ban hành. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu về đối tượng chịu thuế cũng như cách xác định thuế bảo vệ môi trường một cách chính xác nhất. Nếu bạn thấy thông tin bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nội dung này tới những người cũng đang có mong muốn tìm hiểu về thuế bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, bộ phận tư vấn của Công ty cổ phần MISA sẽ liên hệ lại trong thời gian tối đa 30 phút kể từ khi nhận được yêu cầu tư vấn của Quý doanh nghiệp: