Home Kiến thức Báo cáo thuế là gì? Các loại báo cáo thuế phải nộp...

Báo cáo thuế là gì? Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, quý

29730
báo cáo thuế là gì các loại báo cáo thuế

Làm báo cáo thuế là một nhiệm vụ của bộ phận kế toán của công ty cần phải thực hiện theo thời gian nhất định. Vậy báo cáo thuế là gì? Trong một bản báo cáo thuế gồm những gì? Cùng hóa đơn điện tử MISA MeInvoice tìm hiểu những vấn đề trên ngay tại nội dung bài viết dưới đây.

báo cáo thuế là gì các loại báo cáo thuế

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về báo cáo thuế, các bạn có thể tìm hiểu trước những thông tin tổng quan về thuế trong bài viết xem thêm.

Tìm hiểu thêm:

1. Khái quát về báo cáo thuế

Để có thể hiểu được nhiệm vụ cốt lõi của báo cáo thuế, mời bạn đọc tìm hiểu về khái niệm báo cáo thuế.

1.1. Báo cáo thuế là gì?

báo cáo thuế là gì

Báo cáo thuế là một trong những hoạt động có tính chất kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào cũng như hóa đơn thuế GTGT đầu ra đối với những hoạt động phát sinh trong quá trình mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Ngoài tác dụng kê khai hóa đơn thuế GTGT, báo cáo thuế còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp nhằm giúp cơ quan quản lý thuế nắm bắt tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Do báo cáo thuế là cầu nối quan trọng nên việc làm báo cáo thuế nên thời hạn nộp báo cáo, thông tin có trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết, chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm:

1.2. Thời hạn nộp báo cáo thuế

Việc nộp báo cáo thuế không đúng thời hạn sẽ khiến doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, chính vì thế bộ phận kế toán đảm nhận lập báo cáo thuế cần hết sức lưu ý. Căn cứ theo điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý thì sẽ có thời hạn khác nhau, cụ thể như sau:

+ Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo tháng muộn nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

+ Thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo quý muộn nhất là ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

+ Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

2. Các loại báo cáo thuế cần phải nộp theo tháng, quý

các loại báo cáo thuế cần nộp theo tháng, quý

Những loại báo cáo thuế phải nộp theo tháng, quý của một doanh nghiệp bao gồm:

2.1. Thuế GTGT

Đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện xác định phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định. Dưới đây là 2 cách giúp doanh nghiệp nhận phương thức kê khai thuế GTGT phù hợp.

Cách 1: Kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

+ Kê khai thuế GTGT theo quý trong trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập.

+ Trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động, có hoạt động phát sinh doanh thu thì được chia làm 2 trường hợp:

  • Nếu doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý.
  • Nếu doanh thu liền kề năm trước lớn hơn 50 tỷ thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng.

Cách 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp

+ Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu lớn hơn 1 tỷ và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện.

+ Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi doanh nghiệp đang hoạt động, có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ.

2.2. Thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân của mỗi doanh nghiệp sẽ được kê khai theo hình thức kê khai của thuế giá trị gia tăng. Cụ thể nếu thuế GTGT kê khai theo quý thì thuế TNCN cũng thực hiện kê khai theo quý.

Doanh nghiệp nếu thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng cần thỏa mãn điều kiện là số thuế TNCN hàng tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế phải lớn hơn 50 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp số thuế TNCN thấp hơn 50 triệu đồng/tháng thì bắt buộc doanh nghiệp kê khai thuế theo quý.

Phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN cung cấp đầy đủ mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tờ khai, bảng kê; In, lưu trữ nội bộ. Đặc biệt, phần mềm AMIS thuế TNCN còn cập nhật sẵn mẫu đăng ký mã số thuế cá nhân; đăng ký người phụ thuộc; quyết toán thuế TNCN hàng năm; kê khai thuế TNCN hàng tháng/quý/lần phát sinh; chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.

CTA dùng thử

2.3. Thuế TNDN

Thông thường để kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong năm thì mới đủ điều kiện làm báo cáo thuế. Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo quý. Trường hợp số thuế TNDN phát sinh thì doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế TNDN phát sinh đó chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo.

Tìm hiểu thêm:

2.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Kê khai những hóa đơn đã sử dụng của một công ty, tổ chức thường được làm báo cáo theo quý. Theo quy định của pháp luật, đa số những doanh nghiệp cần thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Một số lưu ý khi nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp:

  • Toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cần nộp báo cáo hóa đơn sử dụng kể cả với doanh nghiệp mới thành lập. 
  • Trong kỳ nếu doanh nghiệp phát sinh hóa đơn cần sử dụng thì doanh nghiệp cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn đó.
  • Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần làm báo cáo sử dụng hóa đơn.

Như vậy, hàng tháng, quý, năm doanh nghiệp đều cần nộp báo cáo thuế phù hợp với từng thời điểm. Để tiện lợi cho quá trình lên tờ khai cũng như đảm bảo nộp tờ khai đúng, đủ và nhanh chóng, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ như sử dụng phần mềm kế toán có đầy đủ mẫu biểu tờ khai, báo cáo và có thể tự động trích xuất dữ liệu để lên tờ khai, báo cáo như phần mềm kế toán online MISA AMIS.

3. Hướng dẫn làm báo cáo thuế tháng, quý chính xác nhất

Ngoại trừ những trường hợp làm báo cáo thuế bất thường thì báo cáo thuế GTGT và báo cáo thuế TNCN là 2 loại báo cáo được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên nhất. Để biết cách làm báo cáo thuế, mời bạn tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

4. Những lưu ý khi thực hiện làm báo cáo thuế theo tháng, quý

lưu ý khi làm BC thuế theo tháng và quý

Để bản báo cáo thuế của doanh nghiệp được rõ ràng và chi tiết hơn, kế toán viên cần lưu ý những nội dung sau đây khi thực hiện làm báo cáo:

  • Sắp xếp trình tự hóa đơn được bán ra theo quy trình ngày tháng.
  • Phân biệt rõ hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ hay tài sản trong quá trình nhập liệu vào phần mềm kế toán.
  • Chuẩn bị các bản sao của hóa đơn phòng khi bị mất không đối chứng.
  • Thực hiện kê khai, hạch toán hàng tháng trên phần mềm kế toán và tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa trước khi xuất dữ liệu.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh trong bảng cân đối kế toán.
  • Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh với số thuế TNDN chênh lệch.

5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc để giải thích cho “báo cáo thuế là gì” ở đầu bài. Hy vọng thông qua những nội dung trên, các kế toán viên của mỗi doanh nghiệp đều có thể thực hiện đúng và chính xác nhất về phần báo cáo của công ty, doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: