Home Kiến thức IFRS là gì? Kế toán cần lưu ý gì khi áp dụng...

IFRS là gì? Kế toán cần lưu ý gì khi áp dụng chuẩn mực kế toán theo IFRS

6880
IFRS là gì? IFRS là viết tắt của từ gì? Chuẩn mực IFRS là gì? Những kiến thức tổng quan về IFRS sẽ được đề cập trong bài viết sau của MISA meInvoice, mời quý khách đón đọc để nắm được những lưu ý quan trọng khi áp dụng chuyển đổi IFRS cho doanh nghiệp.

1. Tổng quan về chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS

1.1. IFRS là gì?

IFRS viết tắt cho cụm từ “International Financial Reporting Standards” – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Là một bộ các chuẩn mực & quy tắc được thiết kế, phát triển, ban hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB).

Với mục đích tạo ra một khuôn khổ kế toán toàn cầu, từ đó giúp Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty và tổ chức trên thế giới trở nên minh bạch, thống nhất, đồng thời giúp kế toán, kiểm toán viên cũng như nhà đầu tư toàn thế giới so sánh và hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điểm đặc biệt là IFRS chủ yếu tập trung vào hướng dẫn, diễn giải chung về cách lập BCTC hơn là lập ra các quy tắc lập báo cáo theo ngành riêng.

IFRS đang được áp dụng rộng rãi tại trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm Việt Nam. 

1.2. Danh sách các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS hiện nay

Chuẩn mực IFRS hay chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm một loạt các tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn chi tiết về cách báo cáo các khoản tài chính từ một doanh nghiệp, cụ thể: 

STT Chuẩn mực Tên Tiếng Anh Tóm tắt nội dung
1 IFRS 1 First-time Adoption of International Financial Reporting Standards Yêu cầu lập một bộ BCTC hoàn chỉnh về kỳ báo cáo IFRS đầu tiên và kỳ trước đó.
2 IFRS 2 Share-based Payment Yêu cầu ghi nhận các thanh toán bằng cổ phiếu vào báo cáo tài chính.
3 IFRS 3 Business Combinations Thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu về cách thức bên thâu tóm trong hợp nhất kinh doanh.
4 IFRS 5 Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations Quy định rõ về cách xác định và yêu cầu trình bày trong báo cáo tài chính đối với tài sản dài hạn nắm giữ cho mục đích bán.
5 IFRS 6 Exploration for and Evaluation of Mineral Assets Quy định một số khía cạnh của báo cáo tài chính đối với chi phí phát sinh cho việc khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản.
6 IFRS 7 Financial Instruments: Disclosures Yêu cầu thông tin thuyết minh trong báo cáo tài chính để đánh giá được tầm quan trọng, bản chất, mức độ rủi ro của các công cụ tài chính và cách doanh nghiệp quản lý.
7 IFRS 8 Operating Segments Yêu cầu các doanh nghiệp có chứng khoán nợ hoặc vốn cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng chính, khu vực địa lý…
8 IFRS 9 Financial Instruments Đề cập đến việc phân loại tài sản tài chính và nợ phải trả, ghi nhận ban đầu, đánh giá ban đầu và tiếp theo.
9 IFRS 10 Consolidated Financial Statements Thiết lập các nguyên tắc trình bày và lập báo cáo tài chính hợp nhất khi một đơn vị kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác.
10 IFRS 11 Joint Arrangements Thiết lập các nguyên tắc báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích trong hợp tác liên doanh.
11 IFRS 12 Disclosure of Interests in Other Entities Yêu cầu cung cấp thông tin để đánh giá được bản chất, rủi ro, lợi ích tại các bên liên quan và ảnh hưởng của các lợi ích này.
12 IFRS 13 Fair Value Measurement Xác định giá trị hợp lý, đưa ra khuôn khổ để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin về các phép đo giá trị hợp lý.
13 IFRS 14 Regulatory Deferral Accounts Quy định việc hạch toán đặc biệt đối với các tác động của việc điều tiết tỷ giá.
14 IFRS 15 Revenue from Contracts with Customers Cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng.
15 IFRS 16 Leases Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các giao dịch thuê tài sản
16 IFRS 17 Insurance Contracts Quy định cách hạch toán của các hợp đồng bảo hiểm.

Danh sách các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

1.3. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS khác gì IAS?

Để có thể dễ dàng phân biệt chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS và chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS các bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây.

Nội dung IAS IFRS
Tên đầy đủ International Accounting Standards: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Financial Reporting Standards: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Thời gian phát hành 1973 – 2001 Từ 2001
Tổ chức ban hành Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB)
Quy tắc về việc xác định, đo lường, trình bày và công bố đối với tài sản dài hạn để bán Không có
Số lượng chuẩn mực (ở thời điểm hiện tại) 41 chuẩn mực (Hiện còn áp dụng 23 chuẩn mực) Gồm 16 chuẩn mực (Chuẩn mực IFRS 4 được cập nhật và thay thế bởi IFRS)
Cải chính Các nguyên tắc cải chính sẽ bị loại bỏ Các nguyên tắc cải chính được xem xét 
Mức độ ưu tiên áp dụng Nếu các nguyên tắc của IFRS mâu thuẫn với các nguyên tắc của IAS thì sẽ ưu tiên áp dụng IFRS

2. Lợi ích cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Việc chuyển đổi & áp dụng BCTC theo chuẩn IFRS mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích nổi bật:

Tham gia vào “ngôn ngữ” chung của ngành Tài chính kế toán toàn cầu

IFRS được coi là “ngôn ngữ kế toán” chung của mọi quốc gia trên thế giới, qua ngôn ngữ này, cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính & doanh nghiệp & kế toán, kiểm toán viên tại  Việt Nam có thể hiểu, đánh giá và có sự so sánh thông tin giữa các đơn vị nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Bước đà tạo dựng khuôn khổ pháp lý chuẩn quốc tế

Lợi ích trực tiếp nhất mà DN không thể bỏ qua khi áp dụng IFRS là điều kiện để được niêm yết trên thị trường quốc tế đồng thời nhận được các khoản ưu đãi từ Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.. tạo ra khuôn khổ pháp lý chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.

Nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC

Những mục trong BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực IFRS phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất, giúp giảm ngừa tác động của các hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán. Song song với đó, cũng tạo nên sự trực quan, dễ so sánh giữa BCTC của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp còn lại  trên thế giới.

Phần mềm hóa đơn điện tử đầu vào MISA meInvoice nâng cao 90% năng suất làm việc

TÌM HIỂU THÊM VỀ PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐẦU VÀO MISA

3. Lý do chuyển đổi từ IAS sang IFRS

Nguyên tắc giá gốc của IAS không còn phù hợp

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc sử dụng IAS tuân theo nguyên tắc giá gốc đã không còn phù hợp nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS khi mà khoảng cách giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản đang ngày càng lớn.

Mặc dù, IAS cũng có nguyên tắc giá trị hợp lý song các chuyên gia đánh giá như vậy là chưa đủ khó để tư duy và đồng bộ báo cáo. Do vậy, sự ra đời của IFRS như một phiên bản mới được cập nhập đầy đủ và hiện đại hơn đảm bảo tài sản và công nợ được thể hiện đúng giá trị hợp lý của chúng.

Việc chuyển đổi giữa chuẩn mực của từng quốc gia và IAS gặp nhiều bất cập

Dù đã có IAS nhưng hầu hết các quốc gia sẽ có chuẩn mực kế toán cho riêng mình (Việt Namwz có VAS). Do vậy, đối với các doanh nghiệp sở hữu nhiều chi nhánh, trụ sở trên nhiều quốc gia hoặc doanh nghiệp niêm yết chứng khóa trên thị trường quốc gia khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác tài chính kế toán.

Sự ra đời của một chuẩn mực kế toán chung IFRS là điều tất yếu nhằm tối ưu thời gian, nguồn lực đồng thời đảm bảo được tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

IFRS là nỗ lực thay đổi từ hòa hợp sang hội tụ

Việc mỗi quốc gia sử dụng một chuẩn mực kế toán riêng sẽ tạo nên nhiều sự khác biệt. Do vậy, sự ra đời của IFRA là điều tất yếu giúp chuẩn mực kế toán của từng quốc gia có thể dung hòa và hội tụ với nhau.

4. Lộ trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS

Căn cứ theo quyết định số 345/QĐ-BTC thì phương án công bố và áp dụng IFRS gồm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021):

  • Trước tháng 3/2020: Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS tại Việt Nam
  • Trước tháng 12/2020: Thành lập Ban dịch thuật và soát xét, hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt
  • Trước tháng 3/2021: BTC xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt
  • Trước 15/11/2021: Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp dụng IFRS; Bổ sung, sửa đổi và ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS.
  • Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình để có thể triển khai áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Áp dụng tự nguyện (2022 đến 2025):

Ở giai đoạn này nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng và đủ điều kiện có thể áp dụng chuẩn mực IFRS trên hình thức tự nguyện. Doanh nghiệp cần thông báo với BTC trước khi triển khai để lựa chọn lập báo cáo hợp nhất hoặc báo cáo riêng. Cụ thể:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất:
    • Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế;
    • Công ty mẹ là công ty niêm yết;
    • Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;
    • Các công ty mẹ khác.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất: Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực

Giai đoạn 2: Áp dụng bắt buộc sau năm 2025

Theo lộ trình thì sau năm 2025 thì tất cả các doanh nghiệp phải bắt buộc sử dụng IFRS:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất: Áp dụng bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp ở gia đoạn 1 trừ các doanh nghiệp có chế độ kế toán diêu nhỏ. Các công ty mẹ không thuộc đối tượng bắt buộc nếu có nhu cầu và đủ điều kiện có thể tham gia tự nguyện.
  • Báo cáo tài chính riêng: BTC sẽ quy định thời điểm áp dụng IFRS bắt buộc hoặc tự nguyện đảm bảo tính hiệu quả và khả thi dựa trên tình hình áp dụng thực thế ở giai đoạn 1.

5. Thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Hiện tại thị trường tài chính & vốn ở Việt Nam chưa phát triển tương ứng với tiềm năng khi áp dụng IFRS, vì chưa có đầy đủ các công cụ tài chính, từ đó Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

Thách thức 1: Khác biệt giữa IFRS và VAS khi tính lợi nhuận chịu thuế

Theo Quyết định 345/QĐ-BTC:

Doanh nghiệp phải trình bày, thuyết minh chi tiết trong báo cáo tài chính đối với các nội dung khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (nếu có). Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế”. 

Từ đó nảy sinh ra khó khăn đầu tiên khi áp dụng IFRS là cách tính lợi nhuận chịu thuế như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên một cách minh xác. Dù thuế có những quy định riêng giữa công thức tính doanh thu – chi phí, cũng có những khác biệt về thời điểm và cách ghi nhận song bị ảnh hưởng trực tiếp khi tham chiếu với VAS: sử dụng lợi nhuận trên sổ kế toán VAS là cơ sở điều chỉnh các thu nhập – chi phí về hợp lệ với chứng từ kế toán, từ đó tính được lợi nhuận tính thuế.

Nhưng nếu chuyển đổi IFRS, hoàn toàn khác so với VAS thì lợi nhuận tính thuế sẽ tham chiếu theo quy tắc nào? Và rất có thể DN vẫn phải duy trì song song các báo cáo theo cả 2 chuẩn mực IFRS & VAS để giảm thiểu rủi ro.

Thách thức 2: Vẫn còn một bộ phận các doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính

Việc minh bạch hóa thông tin tài chính cũng đồng nghĩa với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp từ đó gây ra tâm lý còn e dè cho một số đối tượng hoạt động kém hiệu quả bởi sẽ khó lòng có được một BCTC khả quan để công bố cho Nhà đầu tư, công chúng như hiện tại bởi sẽ ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, xếp hạng DN hay điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đã có doanh nghiệp Việt Nam là Cavico lên niêm yết trên sàn Nasdaq nhưng sớm phải rời sàn do không thực hiện được cam kết về công bố thông tin.

Thách thức 3: Con người –  kỹ năng – công cụ mới

Con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của việc chuyển đổi IFRS: cần chủ động xây dựng cơ cấu tổ chức, biểu mẫu, quy trình hoặc những giải pháp tự động uy tín đón đầu làn sóng chuyển đổi IFRS, điều này có thành công hay không phụ thuộc lớn vào đội ngũ nhân sự của các DN.

Ngoài ra, một rào cản nữa là IFRS được soạn thảo bằng Tiếng Anh gây khó khăn cho kế toán, kiểm toán viên, nhà đầu tư và DN Việt Nam khi trình độ sử dụng ngoại ngữ còn chưa đồng đều.

Thách thức 4: Các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự rõ ràng

Chính sách thuế, chuẩn mực BCTC và cơ chế tài chính là 03 văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tài chính của DN, gây ra sự thiếu nhất quán trong việc áp dụng. Do đó, áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn.

6. Có nên áp dụng chuẩn mực IFRS cho doanh nghiệp?

Câu trả lời là có. Ngoài việc mang lại nhiều lợi ích về tính minh bạch, đáng tin cậy và sự uy tín cho doanh nghiệp thì cũng phát sinh nhiều thách thức đi kèm.

DN cần xem xét  nhiều yếu tố  khi quyết định có nên áp dụng chuẩn mực IFRS:

  • Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn, mở rộng thị trường, hợp tác kinh doanh quốc tế, hoặc muốn nâng cao uy tín và minh bạch, thì áp dụng IFRS có thể là một lựa chọn hợp lý và cần thiết  .
  • Quy mô và hoạt động của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều giao dịch đặc biệt, hoặc có nhiều bên liên quan trong và ngoài nước, thì áp dụng IFRS có thể giúp cho báo cáo tài chính phản ánh chính xác và toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  .
  • Chi phí và thời gian chuyển đổi: Nếu doanh nghiệp có đủ nguồn lực và sẵn sàng để đầu tư vào việc điều chỉnh lại các chính sách kế toán, hệ thống thông tin kế toán, cơ sở dữ liệu kế toán, cũng như đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên kế toán và kiểm toán, thì áp dụng IFRS có thể mang lại hiệu quả lâu dài  .
  • Quy định pháp lý và thuế: Nếu doanh nghiệp có thể tuân thủ được các quy định pháp lý và thuế hiện hành khi áp dụng IFRS, hoặc có thể thích ứng được với các thay đổi trong các quy định này trong tương lai, thì áp dụng IFRS có thể không gây ra nhiều rủi ro  .

Tóm lại, việc áp dụng chuẩn mực IFRS cho doanh nghiệp là một quyết định quan trọng và phức tạp, cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai. Doanh nghiệp cần xem xét các lợi ích và thách thức của việc áp dụng IFRS, cũng như các yếu tố ảnh hưởng…

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!