Home Kiến thức Hướng dẫn cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên các app...

Hướng dẫn cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên các app ngân hàng và cách khắc phục lỗi

64114

Từ ngày 01/07/2024, khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trên 10 triệu đồng/ lần giao dịch hoặc tổng giá trị giao dịch vượt quá 20 triệu đồng/ngày thì bắt buộc phải xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt.

Trong bài viết dưới đây, MISA meInvoice sẽ tổng hợp tới Quý bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề  cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng đầy đủ nhất.

Hướng dẫn cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên các app ngân hàng và cách khắc phục lỗi

1. Vì sao cần xác thực sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng?

1.1 Sinh trắc học là gì?

Định nghĩa sinh trắc học là các thuộc tính vật lý và đặc điểm sinh học cá biệt, ổn định của một người để nhận diện, phân biệt với người khác; bao gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADNgiọng nói. (Theo Khoản 3, Điều 3, Luật Căn cước năm 2023 số 26/2023/QH15 do Quốc hội ban hành ngày 27/11/2023)

Một số ứng dụng của dữ liệu sinh trắc học trong bảo mật giao dịch thanh toán, giao dịch ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay:

  • Quét vân tay để xác thực chuyển tiền, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn trên điện thoại
  • Quét face ID để  xác thực chuyển tiền, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn trên điện thoại
  • Quét vân tay để rút tiền tại cây ATM không cần thẻ vật lý
  • Quét lòng bàn tay để rút tiền tại cây ATM không cần thẻ vật lý
  • Quét lòng bàn tay để thanh toán trực tiếp tại quầy
  • Xác minh sinh trắc học bằng khuôn mặt để chuyển tiền, nạp ví điện tử, thanh toán hóa đơn trên điện thoại.

Một số ứng dụng của dữ liệu sinh trắc học trong bảo mật giao dịch thanh toán

1.2 Căn cứ pháp lý: Quyết định số 2345/QĐ-NHNN

Ngày 18/12/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN quy định về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Ngày 25/6/2024, NHNN tiếp tục ban hành văn bản số 5262/NHNN-CNTT về việc hướng dẫn một số nội dung triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN.

Quyết định số 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực từ 01/07/2024.

Loại văn bản Quyết định
Số, ký hiệu 2345/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phân loại Định danh và xác thực điện tử
Ngày ban hành 18-12-2023
Ngày có hiệu lực thi hành 01-07-2024
Trích yếu

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHΗΝΝ về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Tải công văn

1.3 Lợi ích khi áp dụng bảo mật sinh trắc học trong giao dịch ngân hàng

  • Giao dịch an toàn, tăng cường bảo mật người dùng trong việc thực hiện giao dịch điện tử, giúp giảm thiểu rủi ro gian lận và lừa đảo.
  • Thuận tiện, nhanh chóng trong giao dịch: Với ngân hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng là độc nhất, không cần mất 3, 4 lớp xác thực như trước nay.
  • Gỡ bỏ rủi ro của các phương thức xác thực bảo mật truyền thống như: bị ăn cắp thông tin thẻ, mất thẻ, mất/quên mã pin…

1.4 Điểm khác nhau giữa bảo mật sinh trắc học mới theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN so với các hình thức bảo mật trước đây

Với việc áp dụng bảo mật sinh trắc học theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, người dùng cần thêm 1 bước xác minh khuôn mặt (chụp ảnh chân dung) sau khi đã xác thực giao dịch bằng mã mở khóa/OTP/vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt (FaceID) như trước.

Điểm khác nhau giữa bảo mật sinh trắc học mới theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN so với các hình thức bảo mật trước đây
Nguồn ảnh: Thông tấn xã Việt Nam.

Lưu ý: Bảo mật sinh trắc học xác thực khuôn mặt khác với FaceID.

Bảo mật sinh trắc học xác thực khuôn mặt khác với FaceID.
Nguồn ảnh: Ngân hàng Á Châu ACB.

1.5 Giao dịch nào thì cần xác thực sinh trắc học khuôn mặt?

Quyết định số 2345/QĐ-NHNN quy định: Từ ngày 01/07/2024 người dùng bắt buộc phải áp dụng xác minh sinh trắc học bằng khuôn mặt khi thực hiện các tình huống giao dịch sau:

  • Kích hoạt ứng dụng ngân hàng điện tử lần đầu tiên
  • Đăng nhập ứng dụng ngân hàng điện tử trên thiết bị mới
  • Đăng nhập lại ứng dụng ngân hàng sau khi quên mật khẩu và đổi mật khẩu
  • Giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần giao dịch hoặc tổng giá trị chuyển tiền cộng dồn trên 20 triệu đồng/ngày
  • Giao dịch thanh toán trên 100 triệu đồng (trên 1 giao dịch hoặc trên ngày)
  • Giao dịch chuyển tiền nước ngoài, yêu cầu mua bán ngoại tệ (không phân biệt giá trị giao dịch)

… và một số giao dịch khác.

Xem thêm: Một số lưu ý về hóa đơn GTGT dưới 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

2. Hướng dẫn tự cập nhật sinh trắc học CCCD gắn chip trên các app ngân hàng

Theo thông báo từ các ngân hàng, việc đăng ký sinh trắc học có thể tự thực hiện online thông qua ứng dụng (app) ngân hàng bằng cách dùng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip.

  • Yêu cầu về mặt thiết bị để có thể tự cập nhật sinh trắc học online:

– CCCD gắn chip còn hạn sử dụng

– Điện thoại di động có chức năng quét khuôn mặt hoặc vân tay và có tính năng đọc NFC (Near-Field Communications: kết nối không dây trong phạm vi ngắn) 

– Bật tính năng NFC trên điện thoại của bạn

Hướng dẫn cách bật tính năng kết nối NFC trên điện thoại Iphone (các dòng iphone cũ)
Hướng dẫn cách bật tính năng kết nối NFC trên điện thoại Iphone (các dòng iphone cũ)
  • Các bước thực hiện cơ bản để cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng ngân hàng:

Bước 1: Chọn tính năng “Cài đặt sinh trắc học” trên app ngân hàng

Bước 2: Chụp hình mặt trước và sau của CCCD gắn chip

Bước 3: Quét NFC trên thẻ CCCD gắn chip

Bước 4: Chụp ảnh xác minh khuôn mặt và xác thực OTP

Bước 5: Đọc lại dữ liệu thông tin và xác minh để hoàn tất

Lưu ý, với các ngân hàng khác nhau sẽ có một số thay đổi về thứ tự các bước thực hiện ở trên.

Dưới đây là hướng dẫn cách tự xác minh sinh trắc học trên từng app ngân hàng điện tử:

⊕ Cập nhật sinh trắc học ngân hàng Techcombank

  • Tên app: Techcombank Mobile 
  • Thao tác thực hiện: 

Bước 1: Chọn “Cài đặt” từ tùy chọn ở góc trái màn hình > “Thông tin cá nhân” > “Bổ sung thông tin sinh trắc học để hoàn thiện bảo toàn tài khoản” 

Bước 2: Chụp ảnh khuôn mặt

Bước 3: Quét NFC trên thẻ CCCD gắn chip

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng Techcombank

Bước 4: Đọc lại thông tin và xác minh hoàn tất

>> Xem video hướng dẫn từ ngân hàng Techcombank tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng Vietcombank

  • Tên app: VCB Digibank (Cần cập nhật lên phiên bản mới nhất)
  • Thao tác thực hiện:

Bước 1: Trang chủ VCB Digibank, chọn Sản phẩm > Tiện ích > Cập nhật sinh trắc học

Bước 2: Chọn hình thức xác thực với “Căn cước công dân gắn chip” > Tiếp tục

Bước 3: Chụp ảnh CCCD gắn chip 2 mặt > Xác nhận

Bước 4: Đọc chip trên CCCD bằng công nghệ NFC

Bước 5: Xác thực khuôn mặt và cập nhật thông tin > Tiếp tục

Bước 6: Xác nhận đăng ký thông tin

xác thực sinh trắc học ngân hàng Vietcombank

>> Xem hướng dẫn từ ngân hàng Vietcombank tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng Agribank

  • Tên app: Agribank Plus
  • Thao tác thực hiện: 

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Agribank Plus, Chọn tính năng “Thu thập sinh trắc học”, Đọc thông tin, Chọn “Đồng ý”

Bước 2: Chụp mặt trước của thẻ CCCD, đọc mã QR trên CCCD

Bước 3: Đọc thông tin trên CHIP của CCCD, chụp mặt sau của thẻ CCCD

Bước 4: Xác thực khuôn mặt, Kiểm tra kết quả xác thực, Chọn “Tiếp tục”

Bước 5: Nhập mã OTP để hoàn tất.

xác thực sinh trắc học ngân hàng Agribank

>> Xem video hướng dẫn từ ngân hàng Agribank tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng ACB

  • Tên app: ACB ONE (Cần cập nhật lên phiên bản mới nhất)
  • Thao tác thực hiện: 

Bước 1: Chọn biểu tượng 3 dấu chấm góc dưới cùng tay  trên app ACB One: “Thêm” > chọn “Xác thực khuôn mặt > “Đăng ký”

Bước 2: Chụp ảnh xác thực khuôn mặt theo hướng dẫn

Bước 3: Quét NFC trên thẻ CCCD gắn chip theo hướng dẫn

Bước 4: Kiểm tra thông tin > Xác nhận và hoàn tất

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng ACB

>> Xem hướng dẫn từ ngân hàng Á Châu ACB tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng VPbank

  • Tên app: VPBank NEO
  • Thao tác thực hiện: 

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng VPbank

>> Xem hướng dẫn từ ngân hàng VPBank tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng VietinBank

  • Tên app: VietinBank iPay Mobile
  • Thao tác thực hiện: 

>> Xem hướng dẫn video từ ngân hàng VietinBank tại đây

⊕ Cập nhật sinh trắc học ngân hàng BIDV

  • Tên app: BIDV SmartBanking
  • Thao tác thực hiện: 

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng BIDV

>> Xem hướng dẫn video từ ngân hàng BIDV tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng Sacombank

  • Tên app: Sacombank Pay
  • Thao tác thực hiện: 

>> Xem hướng dẫn video từ ngân hàng Sacombank tại đây

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng MBBank

  • Tên app: MB Bank
  • Thao tác thực hiện: 

Cập nhật sinh trắc học ngân hàng MBBank

>> Xem hướng dẫn từ ngân hàng MBBank tại đây

*[Hướng dẫn từ các ngân hàng khác sẽ tiếp tục được MISA meInvoice update]

TÌM HIỂU THÊM VỀ PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ĐẦU VÀO MISA

3. Khắc phục lỗi không thể xác thực sinh trắc học từ thẻ CCCD gắn chip

Mặc dù xác thực sinh trắc học ngân hàng được xem là một bước tiến trong việc bảo mật giao dịch trực tuyến, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này gặp phải một số rào cản và khó khăn:

  • Sinh trắc học là công nghệ tương đối mới đối với phần lớn người dân, do đó cần thời gian để làm quen và tiếp cận.
  • Hạn chế về thiết bị: Xác thực sinh trắc học hiện chỉ thực hiện được bằng CCCD gắn chip thông qua điện thoại có tính năng NFC. Điều này gây khó khăn cho những người dân chưa sở hữu điện thoại hỗ trợ NFC hoặc chưa chuyển đổi sang CCCD gắn chip.
  • Khó khăn đối với những người không rành về công nghệ, đặc biệt là những người cao tuổi.
  • Thường xuyên gặp lỗi trong việc cập nhật sinh trắc học bằng CCCD gắn chip…

Dưới đây là một số lưu ý và mẹo giúp khách hàng có thể khắc phục được lỗi không thể xác minh được sinh trắc học bằng CCCD gắn chip trên các app ngân hàng điện tử:

Mô tả lỗi Nguyên nhân Cách xử lý
Thiết bị không có NFC Điện thoại đang dùng không hỗ trợ tính năng NFC Sử dụng điện thoại khác để xác minh:
  • Đối với IOS: iPhone dòng 7 series trở lên, iPhone SE 2020 trở lên.
  • Đối với Android: Phiên bản Android 7.0 trở lên.
Chưa bật tính năng NFC trên điện thoại

Thao tác bật tính năng NFC trên điện thoại:

  • Trên Iphone 7/8 series : Cài đặt > Trung tâm điều khiển > nhấn chọn biểu tượng dấu “+” ở vị trí mục Đầu đọc thẻ NFC
  • Từ dòng Iphone X trở đi: vào phần Phím tắt > Tự động hóa >Tạo mục tự động hoá cá nhân > chọn mục NFC > Nhấn vào nút Quét 
  • Trên thiết bị Android: Cài đặt > Chọn Thêm > Tại mục NFC, kéo thanh trượt để bật.
  • Trên thiết bị Android các đời mới hơn: Cài đặt > Kết nối > Bật mục NFC và thanh toán không tiếp xúc
CCCD không khớp thông tin
  • Chưa có CCCD gắn chip
  • CCCD bị lỗi/hỏng
  • Thông tin trên CCCD không khớp với thông trên tài khoản ngân hàng của bạn 
Tới trực tiếp trụ sở ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ kiểm tra và xác minh sinh trắc học.
CCCD không cập nhật
  • Do internet bị gián đoạn
  • Do thao tác sai
  • Do điện thoại bị lỗi/xung đột phần mềm
  • Kiểm tra lại tín hiệu kết nối mạng của điện thoại và tiến hành quét lại
  • Tháo ốp lưng điện thoại khi quét NFC
  • Tháo tấm plastic/túi bảo vệ bên ngoài CCCD nếu bạn đang sử dụng chúng
  • Tránh đặt CCCD gắn chip trên mặt phẳng kim loại
  • Thử khởi động lại thiết bị di động của bạn
  • Thử update app ngân hàng lên phiên bản mới nhất hoặc xóa app ngân hàng và tải lại
  • Giữ cố định CCCD từ 5 – 10s cho đến khi việc quét dữ liệu được hoàn tất
  • Đặt CCCD gắn chip đúng vị trí để điện thoại có thể quét NFC và kiên trì thực hiện lại vài lần cho đến khi quét thành công.
Đọc thông tin trên Chip chưa thành công
Kết nối đang tạm thời gián đoạn
Không tìm thấy mục để Xác minh sinh trắc học trên app App ngân hàng đang dùng phiên bản cũ Cập nhật (Update) lại ứng dụng ngân hàng (tại App Store/Google Play) lên phiên bản mới nhất.
*Nếu thử khắc phục bằng tất các cách trên mà vẫn không được, bạn cần mang theo thẻ căn cước công dân của mình đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ.
Một số vị trí đặt thẻ CCCD gắn chip để kết nối NFC xác thực dữ liệu
Một số vị trí đặt thẻ CCCD gắn chip để kết nối NFC xác thực dữ liệu

MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG:

  • Hiện nay, tất cả các ngân hàng chỉ triển khai thực hiện cập nhật sinh trắc học qua ứng dụng (app) ngân hàng online và hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp tại phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Mọi hình thức khác như gọi điện xưng là nhân viên ngân hàng để hỗ trợ, yêu cầu cài đặt ứng dụng không xác định, yêu cầu đăng nhập đường dẫn, yêu cầu cung cấp thông tin… đều là hình thức giả mạo và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Đối với khách hàng có thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng, hoặc chưa làm thẻ CCCD gắn chip hoặc đã làm mất thẻ CCCD gắn chip, cần phải trực tiếp tới chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng để được hỗ trợ thực hiện cập nhật dữ liệu sinh trắc học.
  • Đối với các khách hàng là người nước ngoài, cần mang theo hộ chiếu còn hiệu lực tới các chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ cập nhật thông tin sinh trắc học.

Kết luận:

Bảo mật sinh trắc học được dự báo là sẽ trở thành xu hướng tại Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Mặc dù việc áp dụng xác thực sinh trắc học là một bước tiến tích cực trong việc bảo mật giao dịch trực tuyến, nhưng việc nâng cao ý thức bảo vệ thông tin cá nhân vẫn là điều cần thiết và quan trọng.