Home Kiến thức Hàng tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không?

[Giải đáp] Hàng tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không?

4213
hóa đơn tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không

Hàng tiêu dùng nội bộ là các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và phục vụ chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Hàng tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không? Tham khảo ngay nội dung bài viết sau để được giải đáp.

1. Hàng tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không?

Theo khoản 1, điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Do vậy, hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn và chỉ loại trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì mới không cần xuất hóa đơn.

hóa đơn tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không

2. Quy định về hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ

Về nội dung

Theo quy định tại khoản 1, điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, khi bán hàng hóa hay dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn cho người mua và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại điều 10 của Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

  • Tên hóa đơn, mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn điện tử, cụ thể:
    • Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn theo quy định: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem, vé, thẻ…
    • Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử.
    • Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng
  • Số hóa đơn: là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua: Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
    • Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt.
    • Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…).
    • Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính
    • Thuế suất giá trị gia tăng: Là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
    • Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
    • Đối với hóa đơn điện tử: Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
  • Thời điểm lập hóa đơn theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
  • Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).
  • Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
  • Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
    • Chữ viết: Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt.
    • Chữ số: Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
    • Đồng tiền trên hóa đơn: là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
  • Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung.
  • Nội dung khác trên hóa đơn: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán.

Về thời điểm xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định:

Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.

TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

3. Cách xuất hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ trên MISA meInvoice

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ, có thể thực hiện trên hóa đơn điện tử MISA meInvoice như sau:

  • Nhấn vào mục Hóa đơn, chọn Thêm mới.
  • Điền thông tin trên hóa đơn theo mẫu
  • Chọn mục Ghi chú.
  • Ô nhập hàng hóa/dịch vụ, thực hiện khai báo thông tin hàng hóa xuất biếu tặng.

xuất hóa đơn biếu tặng

  • Trên hóa đơn hiển thị thông tin hàng biếu tặng.

hóa đơn hàng biếu tặng

>> Đọc thêm: Cách xuất hóa đơn quà tặng theo thông tư 78

4. Giải đáp một số thắc mắc về hàng tiêu dùng nội bộ

Hàng tiêu dùng nội bộ có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định (tài sản cố định tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định tự làm được kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.

Như vậy, hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc luân chuyển nội bộ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì KHÔNG phải chịu thuế GTGT.

Trường hợp hàng hóa tiêu dùng nội bộ KHÔNG phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải chịu thuế GTGT theo giá tính thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ tương đương theo quy định của pháp luật.

Không phải xuất hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ trong trường hợp nào?

Theo khoản 1, điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Do đó, trong trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ.

Hạch toán tiêu dùng nội bộ bằng tài khoản nào?

Tùy vào mục đích sử dụng, khi xuất hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nội bộ theo các tài khoản

Nợ TK 154, 211, 241, 242, 641, 642 … (Tùy từng mục đích sử dụng, bộ phận để hạch toán)
Có TK 156 – Hàng hóa. (chi phí giá vốn hàng hoá).
Có TK 155 – Thành phẩm (chi phí sản xuất sản phẩm).

Trên đây là các nội dung giải đáp cho thắc mắc hàng tiêu dùng nội bộ có xuất hóa đơn không, hi vọng sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích và nắm rõ các quy định khi thực hiện xuất hóa đơn tiêu dùng nội bộ.

Hiện nay, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đáp ứng Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC với nhiều tính năng tiện ích, hỗ trợ người dùng quản lý hóa đơn mọi lúc mọi nơi và tránh khỏi những sai sót. MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain đảm bảo an toàn, bảo mật và chống làm giả hóa đơn

phần mềm hóa đơn điện tử misa meinvoice

Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về việc chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử hãy để lại thông tin liên hệ, đội ngũ hỗ trợ tư vấn của MISA sẽ liên hệ và giải đáp mọi thắc mắc hoàn toàn miễn phí.