Home Kiến thức Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức và cách tính ROS...

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức và cách tính ROS chi tiết

7532
ty-suat-loi-nhuan

Tỷ suất lợi nhuận là một trong những chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy tỷ suất lợi nhuận được xác định bằng công thức nào? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ các nội dung liên quan đến tỷ suất lợi nhuận.

→ Bài viết cùng chủ đề:

1. Khái niệm tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận (Return On Sales – ROS) là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu được giữ lại sau khi trừ đi các chi phí.

Hiểu đơn giản, tỷ suất lợi nhuận chính là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong kỳ, có đơn vị tính là %. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ biết được với mỗi đồng doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận ròng bao nhiêu.

Các doanh nghiệp thường quan tâm đến chỉ số ROS bởi thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định được tình hình sinh lời thực tế và lãi ròng của các cổ đông trong doanh nghiệp.

ty-suat-loi-nhuan

2. Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa và vai trò như thế nào?

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, cụ thể:

  • Nếu tỷ suất lợi nhuận dương thì doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
  • Nếu tỷ suất lợi nhuận âm thì doanh nghiệp đang thua lỗ và cần đưa ra các phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên, chỉ số tỷ suất lợi nhuận âm hay dương chưa thể hiện rõ hiệu quả của doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát thì chủ doanh nghiệp cần so sánh tỷ suất lợi nhuận của đơn vị mình trên tổng số bình quân toàn ngành.

Vai trò của tỷ suất lợi nhuận

  • Đánh giá khả năng sinh lời trên từng đồng doanh thu

Thông qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận, doanh nghiệp biết được với mỗi đồng doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận ròng bao nhiêu. Tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý chi phí hiệu quả và có mức độ sinh lời tốt.

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý

Bằng việc đánh giá khả năng sinh lời, tỷ suất lợi nhuận giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược để cải tiến chất lượng và dịch vụ của sản phẩm kịp thời hướng tới mục tiêu gia tăng lợi nhuận.

  • Dự báo tài chính và lập kế hoạch cho doanh nghiệp

Căn cứ vào xu hướng thay đổi của tỷ suất lợi nhuận qua từng kỳ, các doanh nghiệp có thể tính toán được doanh thu và lợi nhuận trong tương lai để từ đó đưa ra những dự báo tài chính và lập kế hoạch, mục tiêu kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh các chiến lược và nguồn lực nhằm thực hiện được mục tiêu đó.

  • Thu hút nhà đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy khả năng sinh lời tốt và từ đó sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi tiềm năng phát triển và lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, chỉ số tài chính này cao cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư để có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm?

3. Cách tính tỷ suất lợi nhuận – Có ví dụ

3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng, là tỷ số lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong kỳ.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được xác định như sau:

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Thông qua chỉ số ROS, doanh nghiệp có thể nắm được với số vốn bỏ ra họ sẽ thu về lợi nhuận bao nhiêu. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ được dùng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong một kỳ nhất định, giúp nhà đầu tư nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty A có doanh thu bán hàng trong năm 2023 là 1.500 tỷ. Chi phí cơ sở trong năm đó là 600 tỷ. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 700 tỷ và tỷ lệ thuế thu nhập là 20%. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty A.

Để xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty A, cần xác định lợi nhuận sau thuế.

  • Thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế x Tỷ lệ thuế thu nhập = 700 tỷ x 20% = 140 tỷ
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập = 700 tỷ – 140 tỷ = 560 tỷ
  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) x 100% = 560 tỷ/1500 tỷ x 100% = 37,33%

Như vậy, tỷ suất lợi lợi nhuận trên doanh thu (tỷ suất lợi nhuận ròng) của công ty A trong năm 2023 là 37,33%.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

3.2. Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp là chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:

tỷ suất lợi nhuận gộp

Ví dụ: Công ty B hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng, công ty B có doanh thu thuần 800 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 200 tỷ đồng. Tính tỷ suất lợi nhuận gộp công ty B.

Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty B được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu) x 100%

                                = (200 tỷ / 800 tỷ) x 100% = 25%

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty B là 25%

3.3. Tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời là tỉ số giữa tổng mức lợi nhuận thu được và tổng vốn đầu tư trong kỳ nhất định. Tỷ suất sinh lời bao gồm tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

  • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu – ROE là chỉ số giúp doanh nghiệp nắm được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào các hoạt động kinh doanh. ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ càng lớn.

ROE được tính bằng công thức dưới đây:

Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu

Ví dụ: Công ty X có vốn chủ sở hữu là 1.200 tỷ. Trong năm vừa qua, công ty này đã thu được lợi nhuận sau thuế là 500 tỷ. Tính tỷ suất lợi nhuận ROE của công ty X trong năm.

Tỷ suất lợi nhuận ROE được xác định như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100% = (500 tỷ/1200 tỷ) x100% = 41,67%

Như vậy tỷ suất lợi nhuận ROE của công ty X trong năm là 41,67%.

  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA – Return On Asset)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu.

ROA được tính bằng công thức sau:
Tỷ suất sinh lời trên tài sản

Ví dụ: Công ty Y có tổng tài sản 3.000 tỷ. Trong năm vừa qua, công ty thu được lợi nhuận sau thuế là 1.200 tỷ. Tính tỷ suất lợi nhuận ROA của công ty Y trong năm.

Tỷ suất lợi nhuận ROA của công ty Y được xác định như sau:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản) x 100% = (1.200 tỷ/3.000 tỷ) x 100% = 40%
Như vậy tỷ suất lợi nhuận ROA của công ty Y trong năm là 40%.

4. Đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các cấp độ sau:

  • Cấp độ 1: ROS <0: ROS âm có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh thua lỗ. Với các doanh nghiệp có chỉ số ROS âm thường sẽ rất khó thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi đánh giá đầu tư, các nhà đầu tư nên xem xét tỷ suất lợi nhuận ở các năm trước đó tránh trường hợp một số doanh nghiệp có những chiến lược để ROS âm vào giai đoạn đầu.
  • Cấp độ 2: 0 < ROS <10%: Các doanh nghiệp có chỉ số ROS ở khoảng này thường được các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng và có khả năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng trước khi xuống tiền đầu tư với các doanh nghiệp có chỉ số ROS trong ngưỡng này.
  • Cấp độ 3: ROS > 10%: Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ở mức này cho thấy doanh nghiệp đang có lợi nhuận tốt so với doanh thu, phản ánh khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả và cho thấy doanh nghiệp đang tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ.

5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận bao gồm:

  • Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì giá trị của tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản trong năm giảm thì tỷ suất thặng dư của tư bản càng nhỏ và tỷ suất lợi nhuận giảm theo.
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trường hợp tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi thì cấu tạo hữu cơ tư bản càng lớn, từ đó tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
  • Tiết kiệm tư bản bất biến: Giá trị tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư bản bất biến càng lớn thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.

Trên đây là tổng hợp các nội dung liên quan đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp, hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về khái niệm này cũng như nắm rõ được cách tính tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

Nắm bắt nhu cầu về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…hóa đơn.

 

hóa đơn điện tử đa nền tảng

Hàng loạt báo lớn như: VnExpress, Dân trí, Cafebiz, ITCnews, Tạp chí Thuế… đã nhận định rằng MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất, là giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam với các tính năng ứng dụng vượt trội:

  • Phát hành và tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi ngay cả trên Mobile
  • Chẳng lo nhập lại dữ liệu, tối giản hóa quy trình khi kết nối thông minh mới phần mềm kế toán phổ biến nhất, phần mềm bán hàng được ưa chuộng nhất và các phần mềm quản trị khác.
  • Tuyệt đối bảo mật nhờ công nghệ Blockchain bản quyền
  • Chất lượng chuyên môn tư vấn cao, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình sử dụng của khách hàng.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử