Home Kiến thức Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính Net profit từ hoạt động...

Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính Net profit từ hoạt động kinh doanh

105
lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần như thế nào. Hãy cùng MISA meInvoice đọc bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về lợi nhuận thuần

1.1. Khái niệm lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần (Net profit) là phần lợi nhuận sau khi lấy doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính trừ đi giá vốn hàng bán và tất cả các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần là chỉ số tài chính quan trọng, phản ánh kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động đầu tư tài chính. Thông qua chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí và tăng trưởng doanh thu.

lợi nhuận thuần

1.2. Xác định lợi nhuận thuần để làm gì?

Lợi nhuận thuần hay còn được gọi là lãi thuần hay lợi nhuận từ hoạt động sản xuất & kinh doanh, là chỉ số quan trọng trên báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh lãi và lỗ của doanh nghiệp. Việc xác định lợi nhuận thuần sẽ hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Theo dõi tình hình kinh doanh

Dựa trên kế hoạch kinh doanh được đưa ra, đối chiếu với lợi nhuận thuần doanh nghiệp đạt được theo khoảng thời gian nhất định sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh để từ đó đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp.

  • Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Ngoài việc hỗ trợ theo dõi tình hình kinh doanh, lợi nhuận thuần còn giúp các cổ đông có thể xem xét và phân tích báo cáo tài chính dễ dàng hơn và từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.

  • Hỗ trợ phân tích và so sánh tình hình kinh doanh

Thông qua chỉ số lợi nhuận thuần với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, các nhà đầu tư có thể đưa ra những nhận định và đánh giá trước khi quyết định đầu tư. Các doanh nghiệp có lợi nhuận thuần cao và duy trì đều đặn qua các năm sẽ luôn được các nhà đầu tư quan tâm.

Có thể bạn quan tâm?

1.3. Lợi nhuận thuần khác gì lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp (Gross profit) là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ từ nguồn thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.

Như vậy, so với lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần sẽ là phần lợi nhuận trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí từ hoạt động tài chính cùng các chi phí gián tiếp như bán hàng, quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp tương đồng, doanh nghiệp nào thực hiện kiểm soát tốt hơn các chi phí sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và có tình hình tài chính tốt hơn.

Dưới đây là những điểm khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Đặc điểm Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp
Định nghĩa Phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán và tất cả các chi phí. Phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.
Công thức tính Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính) Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Mức độ chi phí Bao gồm toàn bộ các chi phí của doanh nghiệp: chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tính toán chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Mức độ tổng thể Phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian nhất định. Phản ánh lợi nhuận thu được từ các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ.
Tầm quan trọng Là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể trong toàn bộ giai đoạn kinh doanh. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

2. Công thức và cách tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Công thức tính đầy đủ lợi nhuận thuần của doanh nghiệp như sau:

công thức tính lợi nhuận thuầnTrong đó:

  • Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu thu về từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại.
  • Giá vốn hàng bán: Là tất cả các chi phí sử dụng để tạo ra sản phẩm. Giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: Đây là nguồn doanh thu từ lãi cho thuê tài chính, lãi cho vay vốn, các khoản thu về phát sinh từ tiền bản quyền cổ tức hay lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí tài chính: Là các khoản chi phí chi trả cho các hoạt động tài chính.

Công thức rút gọn tính lợi nhuận thuần được xác định như sau:

tính lợi nhuận thuầnTrong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận tài chính = Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

3. Cách tối ưu lợi nhuận thuần hiệu quả cho doanh nghiệp

Để tối ưu lợi nhuận thuần, doanh nghiệp cần nắm các nguyên tắc sau:

  • Tối ưu doanh thu

Để tối ưu lợi nhuận thuần thì việc gia tăng doanh thu trực tiếp từ các dịch vụ kinh doanh, sản phẩm và tận dụng doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính là điều không thể thiếu. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể như tạo ra các sản phẩm mới hay mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng…

cách tối ưu lợi nhuận thuần

  • Kiểm soát chi phí

Ngoài việc thực hiện gia tăng doanh thu thì việc kiểm soát chi phí cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí hiệu quả, bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, công cụ cấu thành nên sản phẩm hay chi phí vận hành, quản lý, bán hàng…

Doanh nghiệp có thể thực hiện cắt giảm các chi phí không cần thiết, tuy nhiên cần đảm bảo rằng việc cắt giảm này không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ.

  • Quản lý dòng tiền

Doanh nghiệp cần đảm bảo luôn có đủ tiền để chi trả các khoản chi phí cần thiết và vẫn có thể đầu tư để mở rộng kinh doanh, bởi nếu doanh nghiệp quản lý dòng tiền thu chi phù hợp sẽ rất dễ gặp các khó khăn về tài chính.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng cần chú ý đến công nợ nhằm đảm bảo dòng tiền luôn được duy trì đảm bảo và không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn.

  • Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng

Bên cạnh việc tối ưu doanh thu, kiểm soát chi phí và quản lý dòng tiền hiệu quả thì việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và có khả năng phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao và kịp thời thích ứng với những biến động của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Sử dụng các công cụ quản lý thông minh

Hiện nay việc sử dụng các giải pháp quản lý tài chính – kế toán và hóa đơn như phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hóa đơn đầu vào, đầu ra một cách dễ dàng, hỗ trợ kiểm tra và cảnh báo khi nhà cung cấp In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Việt Nam với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các nghiệp vụ về Hóa đơn cho các Bệnh viện.

banner meinvoice

MISA meInvoice được phát triển bởi MISA – thương hiệu có 25 năm kinh nghiệm triển khai các phần mềm quản lý tài chính, kê khai thuế cho hơn 200,000 tổ chức, MISA meInvoice là giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ứng dụng công nghệ Blockchain của cuộc CMCN 4.0 giúp gia tăng độ an toàn, bảo mật và minh bạch của hóa đơn.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử