Home Kiến thức Biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính Gross Profit Margin chi...

Biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính Gross Profit Margin chi tiết

377
biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp để đánh giá sự ổn định tài chính. Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn biên lợi nhuận gộp là gì? Cách tính biên lợi nhuận gộp được xác định theo công thức nào?

1. Tổng quan về biên lợi nhuận gộp

1.1. Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin, viết tắt là GPM) là tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp được giữ lại sau khi trừ các chi phí trực tiếp như nhân công và vật liệu. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng (giá vốn hàng bán cùng các chi phí khác).

biên lợi nhuận gộp

1.2. Biên lợi nhuận gộp dùng để làm gì?

Biên lợi nhuận gộp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đánh giá hiệu quả doanh nghiệp: Gross Profit margin là chỉ số để đánh giá tình hình sức khỏe và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao từ hoạt động kinh doanh, sản xuất. Trường hợp nếu chỉ số này thấp cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận và cần phải tìm cách để giảm chi phí hoặc tăng giá bán để cải thiện lợi nhuận.
  • Lựa chọn các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn: Biên lợi nhuận gộp có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành và xác định được vị thế của đơn vị mình trên thị trường. Khi doanh nghiệp cần vay vốn, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận phù hợp với từng quy mô, lĩnh vực kinh doanh.

1.3. Phân biệt biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng

Dưới đây là bảng phân biệt lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng chi tiết:

Tiêu chí Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận ròng
Công thức = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần x 100% = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần x100%
Khái niệm Là tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ các chi phí trực tiếp như nhân công và vật liệu. Là tỉ lệ phần trăm của doanh thu mà doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Diễn giải Với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Với mỗi đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Ý nghĩa Phản ánh rõ về tình hình sức khỏe và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp:

  • Doanh thu bán hàng: Nếu doanh thu bán hàng cao chi phí sản xuất không tăng tương xứng thì lợi nhuận gộp sẽ tăng dẫn tới biên lợi nhuận gộp tăng. Tuy nhiên, trường hợp doanh thu giảm mà doanh nghiệp tối ưu được giá vốn bán hàng thì biên độ lợi nhuận sẽ không giảm theo. Nếu doanh thu của doanh nghiệp không đủ để trả chi phí đầu vào thì chỉ số biên lợi nhuận gộp cũng không có ý nghĩa.
  • Hiệu quả sản xuất: Chỉ số biên lợi nhuận gộp được tính dựa trên tỷ lệ lợi nhuận gộp và doanh thu. Trong đó, lợi nhuận gộp là khoản tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Do đó:
    • Trường hợp nếu doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất và cắt giảm được chi phí sản xuất, tăng sản lượng thì lợi nhuận gộp tăng kéo theo biên lợi nhuận gộp cũng tăng.
    • Trường hợp nếu hiệu quả sản xuất kém thì lợi nhuận gộp giảm và biên lợi nhuận gộp cũng giảm theo.
  • Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là quá trình đánh giá và quản lý các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có chính sách quản lý rủi ro tốt sẽ giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và giảm các chi phí phát sinh, do đó, biên lợi nhuận gộp sẽ tăng.
  • Chiến lược định giá sản phẩm: Khi xác định giá bán của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần thực hiện tính toán các chi phí liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đó và lợi nhuận mong muốn. Trường hợp doanh nghiệp tối ưu được vốn và bán được hàng nhưng định giá kém vẫn sẽ khiến cho biên lợi nhuận gộp thấp.

Trường hợp doanh nghiệp định giá sản phẩm thấp hơn so với chi phí sản xuất và kinh doanh cũng sẽ làm cho GPM giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá cao thì khách hàng sẽ không mua hàng, doanh thu giảm và GPM giảm.

Có thể bạn quan tâm?


3. Cách tính biên lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Biên lợi nhuận gộp trong kinh doanh được tính theo công thức:

công thức tính biên lợi nhuận gộp

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu thu về từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại.

doanh thu thuần

  • Lợi nhuận gộp: Là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán hàng hóa/dịch vụ từ nguồn thu của doanh nghiệp.

lợi nhuận gộp

Ví dụ: Công ty A kinh doanh lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử có các chỉ số tài chính năm 2023 như sau:

  • Doanh thu bán hàng: 1.200 tỷ
  • Chi phí hàng hóa chi cho vật tư sản xuất : 500 tỷ
  • Lợi nhuận gộp sau khi trừ giá vốn hàng bán khỏi doanh số bán hàng: 300 tỷ

Tính biên lợi nhuận gộp của công ty A trong năm 2023?

Biên lợi nhuận gộp của công ty A trong năm 2023 được xác định bằng công thức:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần x 100% = 300 tỷ/ (1200 tỷ – 500 tỷ) x 100% = 42,85%.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

4. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận gộp thế nào là tốt?

4.1. GPM duy trì ổn định

Hầu hết các doanh nghiệp thường sẽ duy trì GPM ổn định, tuy nhiên trong một số trường hợp như thị trường có thay đổi mô hình kinh doanh hoặc có thêm đối thủ cạnh tranh mới thì chỉ số này sẽ có những biến động.

Do đó, nếu có sự giảm sút bất thường biên lợi nhuận gộp thì doanh nghiệp cần xem xét kĩ nguyên nhân do doanh thu bán hàng giảm hay hiệu quả sản xuất kém để từ đó có cách khắc phục kịp thời.

4.2. GPM có sự tăng trưởng

Doanh nghiệp có GPM tăng trưởng qua các kỳ cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng được cải thiện.

4.3. GPM cao hơn so với trung bình ngành

Trong cùng ngành, doanh nghiệp nào có chỉ số GPM cao hơn sẽ cho thấy doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Do vậy nhà đầu tư nên so sánh GPM giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành để đưa ra những nhận định chính xác về hiệu quả doanh nghiệp.

tỷ suất lợi nhuận gộp

5. Chiến lược tăng tỷ suất lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp

5.1. Tăng doanh thu thuần

Tăng tỷ suất lợi nhuận gộp bằng việc tăng doanh thu thuần là một trong những cách phổ biến và mang đến nhiều lợi ích nhất mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Để tăng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần đẩy mạnh số lượng hàng bán ra hoặc tăng giá của sản phẩm/dịch vụ.

Tuy nhiên, việc tăng giá sản phẩm phải phù hợp với mức sẵn sàng mua của khách hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu và cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ hậu mãi để giá trị sản phẩm/dịch vụ được tăng lên. Bởi nếu nhu cầu sản phẩm không cao, sản phẩm chất lượng chưa đạt yêu cầu mà giá thành cao sẽ khiến hàng hóa bị tồn kho, khó tiêu thụ.

5.2. Giảm chi phí sản xuất đầu vào

Giảm chi phí đầu vào cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất biên lợi nhuận gộp. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí đầu vào bằng cách tìm những nhà cung cấp có giá thành rẻ hơn, tuy nhiên việc này dễ dẫn đến chất lượng sản phẩm bị giảm sút.

5.3. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mở rộng quy mô sản xuất để giảm các chi phí liên quan đến máy móc, nhân công, tài sản, nguyên vật liệu… nhằm tối ưu chi phí đầu vào để sản phẩm/dịch vụ có giá thành tốt hơn mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Đây được xem là chiến lược hiệu quả trong dài hạn giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường.

Hiện nay, việc áp dụng các giải pháp công nghệ như sử dụng hóa đơn điện tử được xem là giải pháp đắc lực giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro từ hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra để tối ưu lợi nhuận.

Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Việt Nam với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm, đáp ứng tốt nhất các nghiệp vụ về Hóa đơn cho các doanh nghiệp.

banner meinvoice

MISA meInvoice được phát triển bởi MISA – thương hiệu có 30 năm kinh nghiệm triển khai các phần mềm quản lý tài chính, kê khai thuế cho hơn 280.000 tổ chức, MISA meInvoice là giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ứng dụng công nghệ Blockchain của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 giúp gia tăng độ an toàn, bảo mật và minh bạch của hóa đơn.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử