Home Kiến thức Doanh thu thuần là gì? Cách tính Net Revenue CHI TIẾT

Doanh thu thuần là gì? Cách tính Net Revenue CHI TIẾT

374
doanh thu thuần

Doanh thu thuần là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.

Vậy doanh thu thuần là gì và cách xác định doanh thu thuần theo công thức nào? Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Doanh thu thuần là gì?

1.1. Khái niệm doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần (Net revenue) là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ bán hàng hóa và dịch vụ sau khi khấu trừ các loại thuế và các khoản giảm trừ như giảm giá bán hàng, thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại, doanh thu bị trả lại…

Doanh thu thuần phản ánh đúng kết quả và chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp do đã được loại trừ các khoản giảm trừ doanh thu. Đây là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách bán hàng, sản xuất và phân phối sản phẩm.

doanh thu thuần

1.2. Doanh thu thuần khác gì doanh thu và lợi nhuận?

Phân biệt  Doanh thu thuần Doanh thu Lợi nhuận
Khái niệm Là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ bán hàng hóa và dịch vụ sau khi khấu trừ các loại thuế và các khoản giảm trừ. Là toàn bộ các khoản thu (bao gồm tiền mặt, tài sản) thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Là kết quả tài chính cuối cùng sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí đầu tư và chi phí phát sinh.
Mục đích Thể hiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Đối với hoạt động bán sản phẩm: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng
  • Đối với cung cấp dịch vụ: Doanh thu = Số lượng khách hàng x Giá dịch vụ5. Cách tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

2. Ý nghĩa và vai trò của doanh thu thuần

  • Xác định hiệu suất kinh doanh

Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ số này tăng trưởng cho tháy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả có sự cạnh tranh tốt trên thị trường.

Doanh thu thuần cũng là cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh để so sánh với các kỳ trước và mục tiêu đã đề ra.

  • Đo lường hiệu quả quản lý

Thông qua chỉ số doanh thu thuần, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được trước khi tính toán các chi phí, đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể duy trì và hoạt động ổn định.

  • Dự báo khả năng tăng trưởng

Các nhà đầu tư hay các bên liên quan thường sử dụng doanh thu thuần như là chỉ số dẫn đầu để đánh giá về khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu và các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

  • Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên

Khi chỉ số doanh thu thuần tăng, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên và góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chính sách phúc lợi dành cho nhân viên cũng được nâng cao.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

  • Giá bán hàng hóa/dịch vụ

Giá thành sản phẩm/dịch vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của doanh nghiệp. Khi giá giảm thì người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hơn còn nếu giá tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm đi.

Giá bán hàng hóa/dịch vụ tỷ lệ thuận với doanh thu, khi giá tăng và các yếu tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàng cũng tăng lên và ngược lại.

  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ và doanh thu thuần của doanh nghiệp. Thông qua chất lượng sản phẩm, người dùng có thể đánh giá được mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào sản phẩm/dịch vụ đó và đưa ra quyết định mua hàng dựa trên mức độ tin cậy với doanh nghiệp.

  • Thị trường tiêu thụ

Trước khi kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ thị trường để tìm hiểu nhu cầu và từ đó tìm cách mở rộng thị trường. Thị trường cạnh tranh khốc liệt thì chiến lược về giá và giữ chân khách hàng lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Chủ doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn về việc duy trì giá sản phẩm/dịch vụ để tăng giá trị thương hiệu hay giảm giá để thu hút khách hàng.

  • Khối lượng tiêu thụ sản phẩm

Trường hợp nếu nhu cầu mua hàng lớn trong khi số lượng sản phẩm ít, doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sản xuất dư thừa quá nhiều so với nhu cầu thị trường thì chi phí lưu kho sẽ tăng cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Chi phí sản xuất và quản lý doanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Nếu chi phí sản xuất cao, doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận thấp và khó duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí về lương, đào tạo, phúc lợi… nếu bị tăng lên thì doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với áp lực tăng giá và giảm lợi nhuận.

4. Công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần được tính bằng công thức sau:

công thức tính doanh thu thuần

Theo đó:

  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: là tổng giá trị từ doanh thu bán hàng và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Căn cứ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Chế độ Kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính, công thức tính doanh thu thuần được quy định:

tính doanh thu thuần

Ví dụ: Doanh nghiệp X sản xuất quần áo thể thao bán ra thị trường. Trong tháng 10/2024, doanh nghiệp X bán ra 10.000 bộ quần áo và có 800 bộ trả lại, giá mỗi bộ quần áo bán ra là 200.000 VNĐ.

Như vậy, doanh thu thuần của doanh nghiệp X trong tháng 10/2024 được xác định như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
= (200.000x 10.000) – (200.000 x 800) = 1.840.000.000 VNĐ

5. Cách tăng doanh thu thuần hiệu quả cho doanh nghiệp

Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp tăng doanh thu thuần:

  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới

Việc phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng nhằm thu hút sự chú ý và mở rộng thị trường là điều hết sức cần thiết với các doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và kích thích nhu cầu mua hàng, gia tăng doanh thu.

Ngoài ra, các sản phẩm/dịch vụ mới có thể đáp ứng với những đặc thù và yêu cầu của thị trường mới, tạo ra các cơ hội kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thuần.

  • Xây dựng chiến lược giá bán phù hợp

Việc đinh giá sản phẩm/dịch vụ dựa trên giá trị giúp khách hàng cảm thấy thỏa mãn với số tiền chi trả khi mua sản phẩm/dịch vụ đó. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét rõ nhu cầu để đáp ứng mong muốn của khách hàng về sản phẩm.

Ngoài ra, các chính sách giảm giá cũng được xem là công cụ để kích thích doanh số bán hàng và thu hút các khách hàng mới. Tuy nhiên, trước khi triển khai các chương trình giảm giá, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu với chiến lược này nhằm mục đích giữ chân khách hàng, thu hút khách hàng mới hay gia tăng doanh số bán hàng ngay lập tức.

  • Mở rộng thị trường tiêu thụ

Doanh nghiệp cần có kế hoạch mở rộng thị trường bằng cách thu thập các thông tin về lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu khách hàng và xu hướng tại từng thời điểm để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường cũng là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng doanh thu thuần bằng việc thu hút các khách hàng mới biết đến và mua các sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình. Doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông offline hay online.

  • Quản trị tài chính hiệu quả

Quản trị tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tránh các ván đề về thanh toán và tận dụng các cơ hội kinh doanh. Việc này đảm bảo tiền được đầu tư vào các hoạt động có khả năng sinh lời và giảm thiểu sự lãng phí, góp phần tăng hiệu suất  kinh doanh và doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản lý thông minh như phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro về hóa đơn. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp:

  • Tự động ĐỒNG BỘ 100% HÓA ĐƠN từ hàng loạt nhà cung cấp
  • Tự động PHÂN TÍCH, KIỂM TRA & CẢNH BÁO tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của: Thông tin hóa đơn, thông tin chữ ký số, trạng thái hoạt động của người bán; cảnh báo nhà cung cấp nào nằm trong đối tượng rủi ro về thuế
  • Tự động ĐỒNG BỘ HÓA ĐƠN lên phần mềm kế toán
  • Quản lý, lưu trữ hóa đơn tập trung trên 1 nền tảng duy nhất, tránh thất lạc

hóa đơn điện tử đa nền tảng

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử