Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những bản báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Vậy cách lập và đọc, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh được thực hiện như thế nào. Hãy cùng MISA meInvoice đọc bài viết dưới đây để nắm rõ chi tiết hơn.
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 113 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ) là báo cáo phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ hoạt động tài chính, hoạt động khác của doanh nghiệp.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có thể giúp tối ưu hóa quá trình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nâng cao độ chính xác và đưa ra quyết định chiến lược hiệu quả hơn.
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần chính: doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Cụ thể:
- Doanh thu và chi phí từ các hoạt động kinh doanh trong cùng kỳ kế toán
- Doanh thu và chi phí từ các hoạt động khác
- Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của các doanh nghiệp lớn và có nhiều chi nhánh sẽ có thêm chỉ tiêu Lãi cơ bản và suy giảm trên cổ phiếu.
Ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Đo lường hiệu quả kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ về sản lượng tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp và so sánh với số liệu cùng kỳ năm trước để từ đó xác định xu hướng tăng trưởng hay giảm sút.
- Kiểm soát chi phí: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý. Dựa trên các thông tin chi tiết về các khoản chi phí, doanh nghiệp có thể so sánh sự biến động chi phí so với doanh thu theo từng kỳ để đánh giá và xem xét về hiệu quả quản lý chi phí.
- Phân tích nguồn lợi nhuận: Thông qua báo cáo, doanh nghiệp có thể xác định được lợi nhuận sau thuế đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi hay từ các hoạt động khác để có kế hoạch kinh doanh phù hợp và các quyết định đầu tư hợp lý.
- Có thể bạn quan tâm?
2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.1. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200
Mẫu báo cáo Báo cáo KQHĐKD theo thông tư 200 – Mẫu số: B02-DN ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Tải mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200: TẠI ĐÂY
2.2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133
Mẫu báo cáo Báo cáo KQHĐKD theo thông tư 133: Mẫu số B02 – DNN (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ).
Tải mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133: TẠI ĐÂY
3. Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập và trình bày theo nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng. Các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố mà không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
Khi trình bày báo cáo kết quả kinh doanh, cấu trúc báo cáo bao gồm 5 cột chính như sau:
CHỈ TIÊU (1) | MÃ SỐ (2) | THUYẾT MINH (3) | NĂM NAY (4) | NĂM TRƯỚC (5) |
– | – | – | – | – |
- Cột số 1 – Chỉ tiêu: Tên các chỉ tiêu quan trọng cần được báo cáo.
- Cột số 2 – Mã số: Mã số tương ứng với từng chỉ tiêu.
- Cột số 3 – Thuyết minh: Giải thích chi tiết nội dung của các chỉ tiêu báo cáo tương ứng.
- Cột số 4 – Năm nay: Số liệu tương ứng của các chỉ số trong kỳ báo cáo năm hiện tại.
- Cột số 5 – Năm trước: Số liệu tương ứng của các chỉ số trong năm trước.
3.2. Các bước lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bước 1: Thu thập thông tin
Thu thập các số liệu báo cáo dựa trên các cơ sở sau (quy định tại khoản 2 Điều 113 Thông tư 200/2014/TT-BTC):
-
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
- Bước 2: Thống kê và tính toán các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu | Mã số | Nội dung | Công thức tính | Cơ sở số liệu để ghi vào chỉ tiêu |
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 |
|
Tổng phát sinh Bên Có TK 511 | Lũy kế phát sinh Có tài khoản 511 đối ứng với Nợ TK 111,112, 131,… |
Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 |
|
Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511 | Lũy kế phát sinh Nợ tài khoản 511 đối ứng với Có tài khoản 521 |
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ | 10 | Tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm sau khi đã trừ các khoản giảm trừ. | Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ TK 511 đối ứng Có TK 911 cuối kỳ |
Giá vốn hàng bán | 11 | Tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng hóa trong kỳ báo cáo | Tổng phát sinh Bên Nợ TK 632 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ TK 911 đối xứng Có TK 639 cuối kỳ |
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vu | 20 | Là chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán | Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 | |
Doanh thu hoạt động tài chính | 21 | Là doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ gồm: lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia… | Tổng phát sinh Có TK 515 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 515 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ |
Chi phí tài chính | 22 | Bao gồm tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ gồm: tiền lãi vay phải trả, chi phí liên quan đến việc cho thuê bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… | Tổng phát sinh Nợ TK 635 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 635 cuối kỳ |
Chi phí lãi vay | 23 | Phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ | Căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay trên TK 635 | |
Chi phí quản lý kinh doanh | 24 | Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chi phí nhân viên, chi phí mua dịch vụ mua ngoài… | Tổng phát sinh Nợ TK 642 | |
Chi phí bán hàng | 25 | Là tổng chi phí bán hàng hóa thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo như: chi phí marketing, chi phí vận chuyển, đóng gói,… | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 641 cuối kỳ | |
Chi phí quản lý doanh nghiệp | 26 | Phản ánh toàn bộ các chi phí quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,… | Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 642 cuối kỳ | |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | 30 | Là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ | Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 25 – Mã số 26 | |
Thu nhập khác | 31 | Là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường như: lãi từ thanh lý tài sản cố định, nợ khó đòi…..
Với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý. |
Tổng phát sinh Có TK 711 | |
Chi phí khác | 32 | Là tổng các khoản chi phí khác phát sinh không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ gồm: lỗ từ thanh lý tài sản cố định,….
Với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý. |
Tổng phát sinh Nợ TK 811 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng Có TK 811 cuối kỳ |
Lợi nhuận khác | 40 | Phản ánh sự chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. | Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 | |
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | 50 | Phản ánh số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. | Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 | |
Chi phí thuế TNDN | 51 | Là chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm báo cáo. | Nợ TK 8211 | Tổng giá trị kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng Có TK 8211, hoặc ghi âm nếu: Nợ TK 8211 đối ứng Có TK 911 |
Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại | 52 | Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. | Tổng giá trị kết chuyển Nợ TK 911 đối ứng Có TK 8212 hoặc ghi âm nếu: Nợ TK 8212 đối ứng Có TK 911 | |
Lợi nhuận sau thuế TNDN | 60 | Là tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm | Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 | |
Lãi cơ bản trên cổ phiếu | 70 | |||
Lãi suy giảm trên cổ phiếu | 71 |
Lưu ý: Các chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70) và lãi suy giảm trên cổ phiếu (71) chỉ áp dụng với công ty cổ phần.
MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ! |
Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự chính xác và kịp thời, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định chiến lược. MISA cung cấp giải pháp quản lý bán hàng toàn diện MISA eShop hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình lập báo cáo, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Cách đọc và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để phân tích được báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần:
- Nắm rõ các thông tin về doanh nghiệp
Việc nắm rõ các thông tin thông qua các chỉ tiêu tài chính giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu hơn về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nội dung như kết quả hoạt động kinh doanh chính, kết quả tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Nắm vững 2 kỹ thuật phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-
- Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang là quá trình xem xét và so sánh các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau như tháng, quý, năm nhằm mục đích so sánh chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ và đưa ra những đánh giá về sự thay đổi của các chỉ tiêu phân tích.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, việc đánh giá định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm còn hỗ trợ nhận diện các chu kỳ tăng trưởng và suy giảm. Qua đó, người phân tích có thể rút ra quy luật hoạt động, tích lũy kinh nghiệm và chủ động dự phòng cho các chu kỳ suy giảm mới, tránh tình trạng suy giảm quá sâu.
-
- Phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều dọc là quá trình tính toán và xem xét tỷ trọng chi phí, lợi nhuận trên doanh thu thuần, từ đó xác định được trong một khoản doanh thu thuần sẽ gồm bao nhiêu chi phí và bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ trọng này được theo dõi và so sánh qua nhiều kỳ để phát hiện những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Các bước đọc và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bước 1: Đọc thông tin các chỉ tiêu
Khi đọc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp cần chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trước hết, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60) sẽ giúp chủ doanh nghiệp biết được kỳ này lãi hay lỗ và số tiền cụ thể là bao nhiêu.
Tiếp theo, chỉ tiêu Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) cho biết số tiền thuế phải nộp trong kỳ trong trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp đang xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cuối năm tài chính.
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm theo thuế suất hiện hành. Qua đó, nhà quản trị sẽ nắm rõ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước để thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Cuối cùng, cần xem xét các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí để xác định lợi nhuận của từng hoạt động. Đặc biệt cần chú trọng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Bước 2: Đánh giá các chỉ tiêu trong Báo cáo
Kết quả hoạt động kinh doanh được chia thành 3 phần, bao gồm:
-
- Kết quả từ hoạt động kinh doanh chính
- Kết quả từ hoạt động tài chính
- Kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức:
Đọc kết quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
Dưới đây là ví dụ về kết quả kinh doanh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty A năm 2023:
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Năm nay | Năm trước |
1 | Doanh thu BH và cung cấp dịch vụ | 01 | 2.400.000.000 | 2.000.000.000 |
2 | Các khoản giảm trừ doanh thu | 02 | 0 | 0 |
3 | Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) | 10 | 2.400.000.000 | 2.000.000.000 |
4 | Giá vốn hàng bán | 11 | 1.600.000.000 | 1.200.000.000 |
5 | LN gộp về bán hàng và dịch vụ (20 = 10 – 11) | 20 | 800.000.000 | 800.000.000 |
6 | Chi phí bán hàng | 25 | 240.000.000 | 200.000.000 |
7 | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 26 | 428.000.000 | 400.000.000 |
8 | LN thuần từ hoạt động kinh doanh chính {30a = 20 – (25 + 26)} | 30a | 132.000.000 | 200.000.000 |
Đánh giá sơ bộ cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh chính của công ty A năm 2023 lãi 132 triệu đồng, giảm 34% so với năm 2022 (lãi 200 triệu đồng).
Để có cái nhìn chi tiết hơn, nhà quản trị có thể phân tích sâu hơn về cơ cấu, tỷ trọng và sự biến động của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí. Điều này giúp lãnh đạo doanh nghiệp xác định được nguyên nhân của việc doanh thu tăng nhưng tỷ lệ chi phí đang tăng nhanh ở đâu khiến cho kết quả kinh doanh giảm sút.
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và định mức cho các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên được so sánh với các dự toán hoặc định mức đã đưa ra. Việc này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả công tác quản trị doanh thu và chi phí trong kỳ một cách chính xác hơn.
Lưu ý: Chỉ tiêu 30 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Trong trường hợp này, chỉ tiêu 30 được tách thành chỉ tiêu 30a: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và chỉ tiêu 30b: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Đọc kết quả kinh doanh từ hoạt động tài chính
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Năm nay | Năm trước |
1 | Doanh thu hoạt động TC | 21 | 8.000.000 | 10.000.000 |
2 | Chi phí tài chính | 22 | 60.000.000 | 100.000.000 |
3 | Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC (30b = 21 – 22) | 30b | -52.000.000 | -90.000.000 |
Đánh giá sơ bộ cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh tài chính năm 2023 của công ty A lỗ 52 triệu đồng, giảm 42% so với mức lỗ 90 triệu đồng của năm 2019. Nguyên nhân chính là do chi phí tài chính trong năm nay giảm đáng kể, giảm tới 40 triệu đồng.
Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ… thường không phát sinh các hoạt động đầu tư, doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu đến từ lãi tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền cho vay cá nhân, tổ chức.
Tương tự, chi phí tài chính thường chỉ bao gồm lãi vay và lỗ tỷ giá.
Đọc kết quả kinh doanh từ hoạt động khác
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Năm nay | Năm trước |
1 | Thu nhập khác | 31 | 0 | 400.000.000 |
2 | Chi phí khác | 32 | 0 | 370.000.000 |
3 | LN khác (10 = 31 – 32) | 40 | 0 | 30.000.000 |
Đánh giá sơ bộ cho thấy hoạt động khác của công ty A năm 2023 không phát sinh, lợi nhuận khác năm 2020 là 0 đồng, giảm với năm 2022 (lãi 30 triệu đồng).
Đọc kết quả tổng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
STT | Chỉ tiêu | Mã số | Năm nay | Năm trước |
1 | Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính | 30a | 132.000.000 | 200.000.000 |
2 | Lợi nhuận thuần từ hoạt động TC | 30b | -52.000.000 | -90.000.000 |
3 | Lợi nhuận thuần khác | 40 | 0 | 30.000.000 |
4 | Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30a + 30b + 40) | 50 | 80.000.000 | 140.000.000 |
Đánh giá tổng quát cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A năm 2023 đạt lợi nhuận 80 triệu đồng, giảm 33% so với mức lợi nhuận 140 triệu đồng của năm 2022.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và các nguồn lợi nhuận khác thường không đáng kể. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và lớn, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và các nguồn lợi nhuận khác có thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kết quả kinh doanh.
Trong trường hợp này, các lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá tỷ trọng của từng thành phần cấu thành nên lợi nhuận, đồng thời thực hiện các phân tích chuyên sâu hơn.
Nếu tổng lợi nhuận trong năm cao, đạt hoặc vượt kế hoạch nhưng không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính mà từ hoạt động đầu tư tài chính hoặc các hoạt động khác, doanh nghiệp cần tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân.
Khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh, nhà quản trị nên kết hợp với bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác để đưa ra quyết định chính xác hơn.
- Bước 3: Kết hợp với các báo cáo khác đưa ra đánh giá, nhận định cơ bản
Sau khi nắm được các số liệu và có những đánh giá sơ bộ về kết quả kinh doanh của các hoạt động, lãnh đạo doanh nghiệp cần phân tích kĩ hơn bằng việc kết hợp báo cáo kết quả kinh doanh với bảng tổng hợp phân tích doanh thu, chi phí cùng các báo cáo liên quan khác.
Các yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp cần phân tích bao gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu | Đánh giá |
Doanh thu | Đánh giá chi tiết các nguồn doanh thu và sự biến động qua các kỳ. |
Chi phí | Phân tích các loại chi phí hoạt động và tỷ trọng chi phí so với doanh thu. |
Hiệu quả hoạt động | So sánh kế hoạch đã đặt ra với kết quả thực hiện để đánh giá hiệu quả. |
Biến động theo thời gian | So sánh số liệu giữa các năm hoặc các kỳ với nhau để nhận diện xu hướng. |
Lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét các chỉ tiêu hiệu quả để nắm được tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định điều hành kịp thời nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh và đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Nắm bắt nhu cầu về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…hóa đơn.
Hàng loạt báo lớn như: VnExpress, Dân trí, Cafebiz, ITCnews, Tạp chí Thuế… đã nhận định rằng MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất, là giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam với các tính năng ứng dụng vượt trội:
- Phát hành và tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi ngay cả trên Mobile
- Chẳng lo nhập lại dữ liệu, tối giản hóa quy trình khi kết nối thông minh mới phần mềm kế toán phổ biến nhất, phần mềm bán hàng được ưa chuộng nhất và các phần mềm quản trị khác.
- Tuyệt đối bảo mật nhờ công nghệ Blockchain bản quyền
- Chất lượng chuyên môn tư vấn cao, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình sử dụng của khách hàng.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng ĐĂNG KÝ tại: