Home Kiến thức Bán hàng shopee có phải đóng thuế không?

[Giải đáp] Bán hàng shopee có phải đóng thuế không?

1618
bán hàng shopee có phải đóng thuế không

Bán hàng trên Shopee có phải đóng thuế không? là câu hỏi mà nhiều người bán hàng trên nền tảng này thường xuyên thắc mắc khi các quy định về thuế ngày càng được thắt chặt. Hãy cùng MISA meInvoice tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm lời giải cho câu hỏi trên.

1. Bán hàng Shopee có phải đóng thuế không?

Căn cứ theo điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:

nguyên tắc tính thuế

Như vậy, nếu doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại điện tử (bao gồm việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee) từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

bán hàng shopee có phải đóng thuế không

2. Mức thuế Shopee bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC:

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”

Tại Phụ Lục I quy định Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa    
  • Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);
  • Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;
1% 0,5

Do đó, căn cứ theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, các hình thức kinh doanh bán lẻ hàng hóa đều phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) 1% và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 0,5% trên tổng doanh thu nếu doanh thu từ bán hàng online đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

2.1. Thuế môn bài

Lệ phí môn bài: Căn cứ theo mức doanh thu hàng năm

Doanh thu hàng năm Lệ phí môn bài
Từ 100 triệu đồng trở xuống Miễn lệ phí môn bài
Từ trên 100 – 300 triệu đồng 300.000 đồng
Từ trên 300 – 500 triệu đồng 500.000 đồng
Trên 500 triệu đồng 1.000.000 đồng

2.2. Thuế GTGT 

Dựa theo loại hoạt động kinh doanh, thuế suất GTGT sẽ được áp dụng tương ứng như sau:

Loại hoạt động kinh doanh Thuế GTGT
Phân phối, bán hàng hoá 1%
Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hoá 3%
Các hoạt động khác Tham khảo phụ lục Thông tư 40/2021/TT-BTC

2.3. Thuế TNCN

Tương tự như thuế GTGT, thuế TNCN đối với cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn thương mại Shopee được quy định dựa theo loại hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau:

Loại hoạt động kinh doanh

Thuế TNCN

Phân phối, bán hàng hoá 0.5%
Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hoá 1.5%
Các hoạt động khác Tham khảo phụ lục Thông tư 40/2021/TT-BTC

Lưu ý:

  • Cá nhân, hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee cần trao đổi với Cơ Quan Thuế địa phương để được hướng dẫn về cách xác định ngành nghề hoạt động để áp dụng mức thuế suất phù hợp.
  • Cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động đồng thời trên nhiều ngành nghề khác nhau cần phân tách được doanh thu kinh doanh theo từng ngành nghề để áp dụng mức thuế suất tương ứng từng ngành nghề.
  • Cá nhân, hộ kinh doanh cần theo dõi các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế (nếu có) được áp dụng trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo quyền lợi nộp thuế của mình.

Có thể bạn quan tâm?


3. Cách nộp thuế Shopee

  • Đăng ký thuế
    • Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chính là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh.
    • Trường hợp cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh: Cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu.
  • Kê khai thuế

Cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế tại Chi cục thuế địa phương hoặc online.

3 phương pháp kê khai thuế đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, bao gồm: Phương pháp kê khai, phương pháp khoán, phương pháp theo từng lần phát sinh

Đối với Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thường xuyên, phương pháp khoán và phương pháp kê khai là 2 phương pháp kê khai phổ biến theo thứ tự ưu tiên áp dụng.

Phương pháp kê khai Phương pháp khoán Phương pháp theo từng lần phát sinh
Đối tượng áp dụng
  • HKD, cá nhân KD quy mô lớn;
  • HKD, cá nhân KD chọn nộp thuế theo PP kê khai
Các trường hợp còn lại Cá nhân KD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định, gồm:

Cá nhân kinh doanh lưu động

Kỳ kê khai Theo tháng/ quý Theo năm Theo lần phát sinh

(Khi phát sinh doanh thu chịu thuế)

Thời hạn nộp thuế Hàng tháng/ quý Hàng tháng/quý

(theo thông báo nộp thuế)

Theo lần phát sinh
Chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ Phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ Không phải thực hiện chế độ kế toán.

Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho Cơ Quan Thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh

Không bắt buộc thực hiện chế độ kế toán.

Nhưng phải thực hiện lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

Hóa đơn khi bán hàng Phải sử dụng Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì Cơ Quan Thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

4. Truy thu thuế Shopee từ năm nào?

  • Năm thực hiện truy thu thuế

Việc truy thu thuế đối với Shopee và các sàn thương mại điện tử khác chính thức bắt đầu từ năm 2021. Theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… có trách nhiệm cung cấp thông tin về người bán cho cơ quan thuế để thực hiện việc truy thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng của mình.

Các cá nhân và doanh nghiệp bán hàng online phải thực hiện nghĩa vụ thuế như đối với các hình thức kinh doanh truyền thống. Trước đó, các quy định về thu thuế đối với bán hàng online đã được đề cập trong các văn bản hướng dẫn từ năm 2020.

  • Tình hình truy thu hiện tại

Tình hình truy thu thuế trên sàn Shopee tại Việt Nam đã được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt sau khi Thông tư 40/2021/TT-BTC và Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Cơ quan thuế đã và đang tiến hành truy thu thuế đối với các cá nhân, tổ chức bán hàng trên sàn Shopee và các sàn thương mại điện tử khác.

Các điểm chính trong tình hình truy thu thuế trên Shopee hiện nay:

    • Thuế được khấu trừ tự động: Shopee đã hợp tác với cơ quan thuế và thực hiện việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) 1% và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 0,5% từ doanh thu bán hàng của người bán.
    • Hỗ trợ công tác truy thu thuế: Shopee cùng các sàn thương mại điện tử khác đã cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế, giúp việc thu thuế trở nên minh bạch và chính xác hơn. Đây là một phần của cam kết tuân thủ quy định về thuế đối với hoạt động bán hàng online.
    • Quy định thuế đối với các cá nhân: Nếu người bán có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, họ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định hiện hành. Điều này giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn và hạn chế tình trạng trốn thuế.
    • Rủi ro khi không nộp thuế đầy đủ: Các cá nhân, tổ chức không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ phải chịu hình phạt từ cơ quan thuế, bao gồm phạt tiền và lãi suất chậm nộp. Điều này đang tạo ra áp lực lớn đối với những người bán chưa đăng ký hoặc chưa thực hiện nghĩa vụ thuế đúng cách.
    • Tăng cường kiểm tra, xử lý: Cơ quan thuế đang tiếp tục kiểm tra và rà soát các giao dịch trên các sàn thương mại điện tử như Shopee để đảm bảo việc truy thu thuế đúng đắn và đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến các truy thu thuế và xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.

Tóm lại, việc truy thu thuế trên Shopee hiện nay đã được thực hiện một cách chặt chẽ, với sự hợp tác giữa sàn Shopee và cơ quan thuế. Do vậy, người bán hàng online cần lưu ý tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ thuế để tránh bị xử phạt hoặc truy thu thuế sau này.

Các cửa hàng bán trên Shopee cần phải đảm bảo tính minh bạch và đầy đủ trong việc kê khai thuế, đặc biệt với lượng giao dịch bán hàng ngày càng lớn. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ cửa hàng quản lý thuế dễ dàng hơn và tuân thủ các quy định thuế một cách chính xác.

Phần mềm quản lý bán hàng giúp tự động đồng bộ và nhập dữ liệu giao dịch từ Shopee, các sàn thương mại điện tử và tại cửa hàng vào hệ thống quản lý. Nhờ đó, chủ cửa hàng không phải nhập liệu thủ công, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tất cả giao dịch đều được ghi nhận đầy đủ giúp việc tính thuế trở nên chính xác hơn.

Phần mềm quản lý doanh thu bán lẻ MISA eShop

5. Giải đáp một số thắc mắc về thuế Shopee

Sản phẩm bán ra tại sàn Shopee đã chịu phí cố định (đã bao gồm thuế GTGT), vậy tại sao NBH vẫn phải chịu thêm 1.5% tiền thuế với CQT?

Phí cố định và các khoản phí dịch vụ khác (bao gồm Thuế GTGT) mà Shopee thu trên mỗi đơn hàng là khoản phí mà Shopee tính cho các dịch vụ hỗ trợ nhằm đảm bảo việc hoàn tất giao dịch trên sàn TMĐT. Trong đó, thuế giá trị gia tăng (GTGT) là khoản thuế được tính và áp dụng theo quy định pháp luật đối với người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của Shopee. Khoản thuế này không liên quan đến thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế GTGT mà người bán hàng (NBH) phải nộp cho cơ quan thuế.

Mức thuế 1.5% bao gồm thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng, được thu trên doanh thu từ các đơn hàng thành công của NBH cá nhân trên sàn TMĐT. Đây là khoản thu thuế của cơ quan thuế, hoàn toàn tách biệt với các khoản phí mà Shopee thu từ NBH.

Xóa/khóa tài khoản bán hàng có tránh được nghĩa vụ thuế hay không?

Việc bán hàng trực tuyến phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế, trường hợp nhà bán hàng xóa tài khoản hoặc bị khóa tài khoản trên sàn TMĐT không giúp họ tránh nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch đã thực hiện trong quá khứ. Trong một số trường hợp, cơ quan thuế có thể truy thu thuế từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm các sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển, ngân hàng thương mại và các trung gian thanh toán, đồng thời áp dụng các khoản phạt và biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Có được sử dụng thông tin thuế của người thân/người khác để kê khai thuế không?

Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác hoặc người thân để kê khai và nộp thuế có thể gây ra nhiều vấn đề pháp lý và tài chính nghiêm trọng. Hành vi này thường được coi là vi phạm pháp luật.

Về nguyên tắc, mỗi cá nhân là người nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh, cần tự chịu trách nhiệm về thuế và hóa đơn liên quan đến hoạt động của mình.

Dưới đây là một số lý do vì sao người bán hàng không nên sử dụng thông tin của người khác để kê khai thuế:

    • Về góc độ pháp lý: Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác có thể vi phạm quyền riêng tư và dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng nếu bị phát hiện.
    • Nghĩa vụ thuế cá nhân: Mỗi cá nhân có nghĩa vụ thuế riêng đối với thu nhập của mình. Việc sử dụng thông tin của người khác để kê khai thuế có thể gây nhầm lẫn và không chính xác trong việc xác định nghĩa vụ thuế của từng người.
    • Cơ quan thuế có thể kiểm tra: Cơ quan thuế có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và nguồn thông tin khác để đối chiếu, kiểm tra và xác định đúng đối tượng chịu thuế. Nếu bị phát hiện, người bán hàng (người thực sự chịu thuế) có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt nặng, bao gồm phạt về hành vi trốn thuế.

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đáp ứng đầy đủ các quy định hóa đơn điện tử

hóa đơn điện tử MISA

Hiện nay, mặc dù có nhiều nhà cung cấp hóa đơn điện tử trên thị trường, nhưng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bởi những lý do sau:

  • Thứ nhất, MISA là đơn vị có hơn 30 năm kinh nghiệm làm phần mềm trong lĩnh vực tài chính – kế toán, đã đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Với nền tảng vững mạnh này, MISA cam kết mang đến cho người dùng không chỉ phần mềm chất lượng mà còn sự hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật và nghiệp vụ kế toán liên quan đến hóa đơn điện tử, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý.
  • Thứ hai, MISA sở hữu hệ sinh thái tài chính – bán hàng – kế toán khép kín, cho phép người dùng dễ dàng tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử với phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm kế toán. Từ đó tự động cập nhật dữ liệu và quản lý dữ liệu một cách tập trung. TRẢI NGHIỆM NGAY!

Hệ sinh thái MISA

  • Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice luôn được cập nhật các quy định mới nhất, giúp doanh nghiệp tránh được sai sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, và Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
  • Là phần mềm tiên phong áp dụng công nghệ Blockchain bảo mật – an toàn dữ liệu tuyệt đối cho người dùng.
  • Lập và phát hành hóa đơn nhanh chóng trên mọi nền tảng Web, Desktop, Mobile, dễ dàng tra cứu – quản lý tập trung hóa đơn điện tử đầu vào giúp tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu, quản lý thủ công của Kế toán.

Quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh quan tâm nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA meInvoice, vui lòng ĐĂNG KÝ tại:
hóa đơn điện tử MISA