Home Kiến thức Top 8 phần mềm kế toán thông dụng và tốt nhất cho...

Top 8 phần mềm kế toán thông dụng và tốt nhất cho doanh nghiệp

555

Phần mềm kế toán là ứng dụng được thiết kế để tự thực hiện các nhiệm vụ kế toán, từ việc ghi chép các giao dịch tài chính cơ bản đến việc tạo ra các báo cáo tài chính phức tạp. Phần mềm giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình thu chi, quản lý tài khoản và tạo ra các báo cáo như báo cáo thuế, các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính.

Phần mềm kế toán vừa là trợ thủ đắc lực của người làm kế toán nhờ khả năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng với độ chính xác cao vừa là giải pháp quản trị tài chính – kế toán hữu ích cho doanh nghiệp.

Có mấy loại phần mềm kế toán?

Thấu hiểu được tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc sử dụng phần mềm kế toán thay thế cho các nghiệp vụ kế toán thủ công trước đây, thế nhưng các doanh nghiệp đã thật sự hiểu rõ đơn vị mình cần và phù hợp với loại hình phần mềm kế toán nào?

Phân loại phần mềm kế toán có thể được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm cấu trúc, mô hình triển khai, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, và tính năng. 

Dưới đây là cách phân loại phổ biến bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí Phân loại phần mềm kế toán thông dụng
Theo cấu trúc Phần mềm đóng gói:
– Là phần mềm được thiết kế sẵn, đáp ứng các nghiệp vụ phổ biến.
– Chi phí thấp, triển khai nhanh, ít tùy chỉnh.
– Phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng:
– Thiết kế theo đặc thù doanh nghiệp, linh hoạt, tích hợp dễ dàng
– Chi phí cao,
– Phù hợp cho doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu đặc thù.
Theo mô hình triển khai Phần mềm kế toán offline truyền thống (On-premise):
– Cài đặt trực tiếp trên máy tính hoặc hệ thống máy chủ nội bộ của doanh nghiệp.
– Dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng máy tính.
– Có thể thao tác ngay cả trên môi trường không kết nối mạng trực tuyến. Nhưng phải phụ thuộc vào thiết bị máy tính cài đặt phần mềm.
Phần mềm kế toán online – Lưu trữ điện toán đám mây (Cloud-based):
– Hoạt động trên nền tảng internet, truy cập mọi lúc, mọi nơi.
– Có thể thao tác ngay trên điện thoại di động có kết nối  mạng.
Theo lĩnh vực hoạt động Phần mềm kế toán tổng hợp: Đáp ứng nhu cầu kế toán chung cho mọi ngành.
Phần mềm kế toán chuyên ngành: Được thiết kế riêng cho ngành đặc thù như xây dựng, sản xuất, giáo dục.

Top 8 phần mềm kế toán tốt và thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam

Tại bài đọc này, Blog meInvoice sẽ gợi ý tới bạn một số phần mềm  kế toán được đánh giá là tốt trên thị trường, dựa trên một số tiêu chí:

  • Tính thông dụng
  • Độ uy tín
  • Dễ sử dụng
  • Tính năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
  • Chi phí triển khai

Dựa vào nhiệt độ thị trường và đánh giá của các khách hàng cũng  như chuyên gia trong ngành để đưa ra những chia sẻ khách quan nhất. Hãy theo dõi hết danh sách dưới đây về top các phần mềm kế toán uy tín và việc lựa chọn phần mềm phù hợp nhất sẽ do chính bạn quyết định.

1. Phần  mềm kế toán MISA SME

Phần mềm kế toán MISA SME là phần mềm kế toán được xây dựng và phát triển bởi Công ty Cổ phần MISA – một trong những công ty hàng đầu về phần mềm công nghệ  tại Việt Nam. 

 

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty cổ phần MISA (MISA JSC)

– Kinh nghiệm trong ngành: 30 năm (Từ 1994)
– Quy mô công ty: > 3000 nhân sự
– Văn phòng: 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 15 trung tâm/văn phòng trên khắp cả nước

Loại phần mềm kế toán: Phần mềm đóng gói
Ưu điểm: – Là  phần mềm lâu đời nhất trên thị trường và là một trong những PMKT quen thuộc, phổ biến nhất

– Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo quy định của pháp luật
– Thao tác đơn giản, dễ sử dụng, truy cập nhanh

Nhược điểm: – Cần cài đặt vào máy tính để sử dụng
– Không thể xem trên mobile
Dành cho ai: Phổ biến cho các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ
Tính năng chính: Tự động nhập liệu từ hóa đơn, báo cáo ngân hàng, tổng hợp báo cáo thuế, báo cáo tài chính
Kết nối với Tổng cục Thuế, ngân hàng điện tử, hóa đơn điện tử, chữ ký số và các phần mềm bán hàng khác…
Cung cấp cho giám đốc thông tin tài chính tức thời (doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nợ…) mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ ra quyết định kịp thời và hiệu quả.
Báo cáo trực quan, đa dạng, phù hợp với mọi ngành nghề.
Quản lý, theo dõi chi tiết thông tin tồn kho (số lô, hạn sử dụng, màu sắc, chủng loại…)
Tính năng vượt trội: Báo cáo và phân tích sức khỏe tài chính của doanh nghiệp
Giá cả: Hai phương thức thanh toán: trả phí định kỳ và trả phí một lần.
– Trả phí định kỳ: Giá dao động từ 4.450.000 VNĐ đến 7.450.000 VNĐ/năm.
– Trả phí một lần: Giá dao động từ 7.950.000 VNĐ đến 13.950.000 VNĐ.
Cho phép dùng thử

dung-thu-misa-eshop

2. Phần mềm kế toán doanh nghiệp online MISA AMIS

Một phần mềm kế toán ưu việt thứ 2 được xây dựng và phát triển bởi Công ty Cổ phần MISA – Phần mềm kế toán online MISA AMIS. Tương tự như phần mềm kế toán SME ở trên, MISA AMIS đáp ứng đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kế toán theo quy định hiện hành (Luật kế toán, Luật thuế…).

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty cổ phần MISA (MISA JSC)
Loại phần mềm kế toán: Phần mềm online – lưu trữ đám mây (Cloud-based)
Ưu điểm: – Không cần cài đặt phần mềm, chỉ cần kết nối internet để thực hiện thao tác
– Hỗ trợ đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo quy định hiện hành
– Thao tác đơn giản, dễ sử dụng, truy cập nhanh
Nhược điểm:
Dành cho ai: Phù hợp mọi quy mô doanh nghiệp.
Tính năng chính: Cho phép người dùng truy cập và làm việc với dữ liệu mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet mà không cần cài đặt phần mềm trên máy tính

Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính, dự báo dòng tiền và các sổ sách, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

Báo cáo quản trị đa dạng: Dự báo dòng tiền, cảnh báo tồn kho, tổng hợp công nợ, theo dõi doanh thu chi phí theo từng sản phẩm…

Tính năng vượt trội Tích hợp trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA thông minh, giúp CEO và kế toán nắm bắt tức thì các số liệu, báo cáo một cách rõ ràng và minh bạch. Từ đó hỗ trợ quá trình ra quyết định, lập chiến lược kinh doanh của chủ doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.
Giá cả Mức giá đa dạng (từ 3 triệu đến 15 triệu đồng), tùy theo từng gói nhu cầu của doanh nghiệp.
Cho phép dùng thử
Dùng thử phần mềm bán hàng

3. Phần mềm kế toán Bravo

Bravo là phần mềm kế toán được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO. Sản phẩm chủ lực là Bravo 8, một phần mềm được thiết kế tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp. 

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO
– Kinh nghiệm trong ngành: 27 năm (Từ 1997)
Loại phần mềm kế toán: Phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng
Ưu điểm: – Đáp ứng nghiệp vụ kế toán theo quy định
– Tốc độ truy cập nhanh, khả năng xử lý dữ liệu lớn
 Có thể thiết kế tùy biến phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp
Nhược điểm: Là phần mềm thiết kế tùy chỉnh riêng  nên chi phí cao.
Dành cho ai: Doanh nghiệp lớn, đặc thù, cần thiết kế riêng.
Tính năng chính: Giao diện được thiết kế tối giản, cho phép người dùng tùy biến dashboard.
Báo cáo đa dạng, trực quan về tình hình tài chính, doanh thu, chi phí
Khả năng tạo báo cáo tài chính và quản trị dễ dàng
Tính năng vượt trội: Khả năng xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và người dùng có thể tùy chỉnh hiển thị trên  giao diện phần mềm.
Giá cả: Liên hệ
Cho phép dùng thử: Không

Phần mềm Bravo
Phần mềm kế toán Bravo

4. Phần mềm kế toán Fast accounting

Fast Accounting cung cấp phần mềm Fast Financial, một giải pháp kế toán trực tuyến. Phần mềm kế toán Fast xử lý dữ liệu với tốc độ tương đối nhanh và có giao diện người dùng dễ sử dụng, hỗ trợ nhập liệu chứng từ kế toán. 

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty CP Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST
– Kinh nghiệm trong ngành: 27 năm (1997)
– Văn phòng: 3 văn phòng/trung tâm tại Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh
Loại phần mềm kế toán: Phần mềm online (Cloud-based)
Ưu điểm: –  Có thể truy cập và làm việc từ bất kỳ thiết bị nào, bất cứ lúc nào có kết nối internet.
– Hệ thống báo cáo cung cấp nhiều góc nhìn về kết quả kinh doanh
– Hỗ trợ quản lý đa tiền tệ
Nhược điểm: – Giao diện chưa đủ thân thiện với người dùng
– Thiếu tính linh hoạt để tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Dành cho ai: Dịch vụ, thương mại, xây lắp, sản xuất
Tính năng vượt trội:
Giá cả: Gồm 2 loại phí cơ bản:
– Phí phần mềm: Trong khoảng từ 6 triệu  – 12 triệu đồng
– Phí cài đặt/đào tạo (gói): Từ 3 triệu đồng – 4,5 triệu đồng
Cho phép dùng thử:
Phần mềm kế toán Fast accounting
Phần mềm kế toán Fast accounting

5. Phần mềm kế toán doanh nghiệp Effect

Effect là một thương hiệu phần mềm kế toán đã hoạt động trên khá lâu và hiện có hơn 3000 khách hàng. Phần mềm này đáp ứng các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính, phục vụ doanh nghiệp đa dạng quy mô (từ nhỏ đến lớn). 

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Phần mềm EFFECT
– Kinh nghiệm: 27 năm (Từ 1997)
Loại phần mềm kế toán: Phát triển theo yêu cầu riêng.
Ưu điểm: – Tích hợp với hệ thống kê khai thuế và hóa đơn điện tử, chữ ký số.
– Khả năng đồng bộ với các hệ thống khác như bán hàng, quản lý nhân sự và tài liệu.
– Tính năng tách/gộp dữ liệu cho phép người dùng xem báo cáo tổng hợp và chi tiết một cách linh hoạt.
Nhược điểm: – Chi phí tùy chỉnh phần mềm cao
– Thời gian triển khai lâu
Dành cho ai: Mọi loại hình doanh nghiệp
Tính năng vượt trội: Khả năng tùy biến cao và tích hợp 
Giá cả: – Gói cơ bản: từ 15 – 30 triệu đồng
– Gói tùy chỉnh (cài đặt riêng): Từ 50 – 150 triệu đồng
– Chi phí bảo trì/nâng cấp hàng năm: Tùy theo % giá trị hợp đồng.
Cho phép dùng thử:
Phần mềm kế toán doanh nghiệp Effect
Phần mềm kế toán doanh nghiệp Effect

6. Phần mềm quản lý kế toán Simba

SimBa là sản phẩm phần mềm kế toán của Công ty Cổ phần Phát triển Phần mềm Asia. Sima phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều giao dịch. SimBa giúp người dùng dễ dàng làm quen và sử dụng ngay cả khi không có nhiều kiến thức về kế toán. 

Thông tin chung về nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Phát triển Phần mềm AsiaSoft
Loại phần mềm kế toán: Phần mềm offline
Ưu điểm: – Đầy đủ phân hệ như tiền mặt, ngân hàng, bán hàng, mua hàng, kho, công cụ dụng cụ, giá thành, tài sản cố định, chi phí và tiền lương.
– Hỗ trợ báo cáo thuế
– Dễ sử dụng
Nhược điểm: – Một số tính năng cần nhập liệu thủ công, chưa hoàn toàn tự động hóa.

Chưa đáp ứng tính năng cho doanh nghiệp lớn.

– Giao diện chưa thật sự chuyên nghiệp và đẹp mắt

Dành cho ai: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối lượng công việc kế toán không quá phức tạp
Tính năng vượt trội:
Giá cả: 4 triệu đồng
Cho phép dùng thử: Không
Phần mềm quản lý kế toán Simba
Phần mềm quản lý kế toán Simba

7. Phần mềm Smart pro

Smart Pro là phần mềm kế toán đơn giản, dễ sử dụng, cho phép in không giới hạn chứng từ và sổ sách. Nó tích hợp công nghệ lọc dữ liệu tương tự như Subtotal và PivotTable trong Excel, hỗ trợ người dùng phân tích thông tin hiệu quả. 

Smart pro
Phần mềm Smart pro

Phần mềm cung cấp hệ thống báo cáo đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp và được cập nhật tự động theo các quy định mới về thuế và kế toán. Smart Pro hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán cơ bản như quản lý tài khoản, nghiệp vụ kế toán, thuế, báo cáo tài chính, kho và bán hàng.

Với mức giá chỉ từ 1,5 – 4 triệu đồng, phần mềm kế toán Smart Pro phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ.

8. Phần mềm LinkQ

LinkQ là phần mềm quản lý tài chính tập trung, phù hợp với các công ty lớn, đa chi nhánh. Phần mềm có giao diện dễ sử dụng, cho phép làm việc đa cửa sổ và kết nối dữ liệu từ xa. LinkQ hỗ trợ xuất dữ liệu sang Office, HTKK và iHTKK.

Tuy nhiên, tốc độ xử lý và khả năng đồng bộ dữ liệu có thể chưa tối ưu so với một số phần mềm khác. LinkQ cung cấp các chức năng kế toán, quản lý tài chính và báo cáo.

LinkQ

Báo cáo thống kê và phân tích xu hướng về phần mềm kế toán

Dữ liệu của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cho thấy 66% dân số thế giới – tương đương với 5,3 tỷ người, đang sử dụng internet mỗi ngày. Đặc biệt với mức tăng vọt lên 24% chỉ trong 2 năm từ 2019 > 2022.

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự gia tăng này, nhưng rõ ràng công nghệ đã “định hình” lại thói quen sử dụng internet của chúng ta, không chỉ được dùng để giải trí mà còn để làm việc. Giai đoạn đó đến nay còn được gọi dưới một cái tên khác – giai đoạn “chuyển đổi số”.

Điều đặc biệt cần lưu tâm trong môi trường kỹ thuật số phát triển nhanh chóng này, chính là lựa chọn một giải pháp công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công việc quản lý tài chính một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh  nghiệp.

Bởi tài chính và kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các kết quả định lượng nghiêm ngặt, trong khi con người khó mà có thể kiểm soát toàn bộ sự chính xác “các con số” trong kế toán tài chính, nếu như không có sự góp mặt giúp sức của một giải pháp công nghệ. 

Giải pháp chúng ta nhắc đến ở đây chính là “phần mềm kế toán“.

Giải pháp quản trị tài chính hiệu quả - phần mềm kế toán
Giải pháp quản trị tài chính hiệu quả – phần mềm kế toán

1. Báo cáo thống kê về thị trường phần mềm kế toán

Cùng điểm lại một số báo cáo và thống kê dưới đây để nắm được xu hướng của việc sử dụng phần mềm kế toán trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

  • Báo cáo từ Business Research Company đã ước tính rằng, thị trường phần mềm kế toán sẽ tăng trưởng từ 15,71 tỷ đô (2022) lên 24,13 tỷ đô vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11,34%. Báo cáo này cũng cho thấy rằng sự thúc đẩy nhu cầu và tăng trưởng ngày một cao hơn của phần mềm kế toán trên thị trường.
Báo cáo thống kê về thị trường phần mềm kế toán
Báo cáo thống kê về thị trường phần mềm kế toán

*Một số báo cáo tương tự khác bạn có thể tham khảo, như: Báo cáo thị trường phần mềm kế toán trực tuyến của Digital Journal;  báo cáo Thị trường phần mềm kế toán doanh nghiệp toàn cầu 2022-2026 của ReportLinker.

Điểm chung giữa các báo cáo này thể hiện sự phát triển ổn định của thị trường phần mềm kế toán chỉ trong vài năm. Điều này cho chúng ta biết rằng nhu cầu và sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc mua và sử dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp.

  • Với sự gia tăng của số hóa và tự động hóa, việc một số kỹ năng và một số nghề nghiệp dần trở nên thừa thãi là điều không thể tránh khỏi. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) báo cáo rằng 41% doanh nghiệp được khảo sát trong nghiên cứu của họ đề xuất mở rộng công việc chuyên môn hóa, 34% muốn sử dụng tích hợp công nghệ cho nhân sự, và hơn 30% bày tỏ rằng có sự cắt giảm lực lượng lao động do sự tác động của công nghệ

Nghiên cứu của IBM cũng chỉ ra rằng trong số các quy trình kinh doanh liên ngành, các danh mục có thể thay thế bằng tự động hóa nhiều nhất bao gồm quản lý nguồn tài chính (khoản phải trả và chi phí, bảng lương, kế toán doanh thu, thu hồi sản phẩm và kiểm toán), quản lý dịch vụ khách hàng và cung cấp hàng hóa, vật tư. 

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là nghề kế toán sẽ trở nên “lỗi thời“. Mà ngược lại, việc tích hợp công nghệ có thể đóng vai trò thúc đẩy giúp các công việc và quy trình xử lý các tác vụ kế toán diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và ít xảy ra lỗi hơn. 

  • Cuộc khảo sát gần đây của Sage, khi được phỏng vấn các kế toán viên ở Vương quốc Anh kết quả cho thấy:

– 65% số người được khảo sát bày tỏ rằng 2 cân nhắc quan trọng nhất của các kế toán viên là tự động hóa các quy trình giấy tờ, hóa đơn và tự động hóa phân luồng trong công việc.

– 83% trong số họ khẳng định rằng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán là một nhu cầu cấp thiết và điều quan trọng là phải nhanh chóng đầu tư vào nó để theo kịp thị trường.

– 84% doanh  nghiệp coi những nhân viên kế toán có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ là tài sản vì kiến ​​thức về kinh nghiệm, kỹ năng của họ; do đó thúc giục các doanh nghiệp chú trọng bồi dưỡngtrọng dụng.

– 91% trong số họ cho rằng các công nghệ mới mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Khảo sát các kế toán viên ở Vương quốc Anh được thực hiện bởi Sage
Khảo sát các kế toán viên ở Vương quốc Anh được thực hiện bởi Sage

*Nguồn tham khảo: https://research.com/software/best-accounting-software

Như vậy, những con số “biết nói” trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy việc áp dụng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp đang trở thành xu hướng trên toàn thế giới, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn cả tương lai. Cũng như tầm quan trọng của việc trang bị thêm kỹ năng công nghệ, biết sử dụng giải pháp số hóa cho đội ngũ kế toán nói riêng và nhân sự toàn công ty nói chung.

Nắm bắt được “xu hướng”, “xu thế”, là doanh nghiệp đã mở đúng một cánh cửa dẫn đến thành công.

2. Phần mềm kế toán sẽ trở thành “tất yếu” trong doanh nghiệp

Từ “xu hướng” trở thành “tất yếu”, rõ ràng có nhiều bằng chứng thực tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy phần mềm kế toán đã giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính hiệu quả. 

Nếu ở vai trò là một chủ doanh nghiệp, bạn có thể tự hỏi: “Tôi có cần phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ của mình không?”. Thì câu trả lời là ““. 

Hoặc nếu câu hỏi đó xuất phát từ một nhân viên kế toán, câu trả lời là “chắc chắn có“.

Bởi một số lý do sau:

» Phần mềm kế toán mang lại nhiều lợi ích thiết thực “hơn những gì bạn nghĩ”

Đối với chủ doanh nghiệp Đối với kế toán viên
Tiết kiệm chi phí – Giảm thiểu chi phí thuê thêm nhân viên làm các công việc nhập liệu thủ công
– Quản lý dòng tiền hiệu quả, từ đó có những báo cáo và cảnh báo giúp CEO hạn chế chi tiêu lãng phí.
– Giảm thiểu sai sót trong tính toán và báo cáo, kê khai thuế; tránh chi phí phát sinh do sai sót.
– Không cần mua phần mềm hoặc công cụ bổ trợ riêng lẻ.
Tiết kiệm thời gian – Nhận báo cáo và số liệu về tình hình hoạt động tài chính của công ty một cách nhanh chóng.
– Quản lý công việc của kế toán một cách trực quan và chủ động
– Ra quyết định kinh doanh nhanh chóng dựa vào các báo cáo tình hình doanh thu, lãi lỗ, dòng tiền…
Giảm các tác vụ nhập liệu thủ công bằng cách tự động hóa các công việc có tính chất lặp đi lặp lại như nhập liệu và xử lý giao dịch
– Rút ngắn thời gian lập báo cáo, kê khai thuế.
Quản trị rủi ro – Quản lý dòng tiền và công nợ chính xác, từ đó cảnh báo tới chủ doanh nghiệp để tránh tình trạng thiếu thanh khoản. – Hạn chế các lỗi do nhập liệu và báo cáo thủ công..
– Lưu trữ sổ sách kế toán, chứng từ lâu dài, tập trung, giúp kiểm toán dễ dàng, tránh thiếu sót.
Khả năng hỗ trợ ra quyết định – Hệ thống báo cáo và số liệu trực quan, kịp thời, giúp CEO đưa ra quyết định chiến lược nhanh chóng.
– Hỗ trợ lập kế hoạch đầu tư hiệu quả nhờ dự báo tài chính.
– Cung cấp dữ liệu chi tiết và chính xác cho lãnh đạo.
– Gợi ý cải thiện hiệu quả tài chính từ phân tích số liệu.
An toàn và bảo mật – Dữ liệu tài chính được bảo vệ an toàn bằng các công nghệ cao (mã hóa và sao lưu dữ liệu)
– Cho phép phân quyền cho từng vị trí nhân viên trong tổ chức, tránh lộ lọt các thông tin tài chính quan trọng.
– Giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu nhờ lưu trữ trên đa nền tảng.
Tuân thủ quy định và pháp luật Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và tài chính
– Giảm nguy cơ bị phạt tiền do lỗi hoặc chậm trễ kê khai thuế.
– Tự động cập nhật biểu mẫu và các quy định về thuế mới nhất.
– Giúp việc lập báo cáo, kê khai thuế dễ dàng và chính xác, tuân thủ theo đúng quy định
Tính linh hoạt và mở rộng – Có thể dễ dàng phát triển cùng doanh nghiệp, cho phép bổ sung tích hợp với nhiều hệ thống khác (như: Bán hàng, Nhân sự, CRM…) khi doanh nghiệp mở rộng quy mô  và có nhu cầu liên thông hóa quy trình.
– Tăng cường khả năng quản trị hợp nhất và toàn diện.
– Cập nhật nhanh chóng các tính năng mới và công nghệ mới
– Làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi, online, ngay cả trên mobile.

» Phần mềm kế toán được coi như một “đòn bẩy tài chính”

Rõ ràng dựa vào những lợi ích kể trên, phần mềm kế toán có thể được coi như một đòn bẩy tài chính hiệu quả, bởi nó giúp doanh nghiệp: 

  • Tạo ra các báo cáo tài chính chính xác, minh bạch; dữ liệu phân tích tài chính kịp thời > Giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định đầu tư  và vay mượn hiệu quả.
  • Tối ưu hóa quản lý tài chính: Sử dụng phần mềm kế toán một cách thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp theo dõi, quản lý các dòng tiền, chi phí và doanh thu hiệu quả
    > Giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng, tường tận hơn về tình hình tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh và sử dụng dòng tiền hợp lý.
  • Theo dõi các khoản tín dụng thương mại > Giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, nhà cung cấp. Từ việc sử dụng các khoản tín dụng để hoạt động kinh doanh mà không cần sử dụng vốn tự có quá nhiều.
  • Hỗ trợ nộp thuế và báo cáo đúng hạn, tránh các khoản phạt
Giao diện báo cáo trực quan về tình hình tài chính, công nợ, dòng tiền của doanh nghiệp - MISA AMIS
Giao diện báo cáo trực quan về tình hình tài chính, công nợ, dòng tiền của doanh nghiệp – MISA AMIS

Như vậy chúng ta đều có thể nhìn nhận rằng phần mềm kế toán đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng và ổn định tài chính của doanh nghiệp.

Kết luận

Dù là một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn, việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp sẽ mang lại lợi ích lớn về mặt quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp. Hãy luôn chọn những phần mềm uy tín, dễ sử dụng và được cập nhật thường xuyên để đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn đi đúng hướng, phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.