Home Kiến thức Biển số định danh điện tử: 5 Điều nhất định phải biết

Biển số định danh điện tử: 5 Điều nhất định phải biết

30
biển số định danh điện tử

Từ từ 15/8/2023 biển số định danh chính thức được áp dụng theo thông tư 24/2023/TT-BCA. Vậy biển số định danh là gì? Các quy định về biển số định danh hiện nay như thế nào? Tham khảo ngay bài viết sau Meinvoice sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

1. Tổng quan về biển số định danh

Biển số định danh là gì?

Biển số định danh là biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe có ký hiệu, seri biển số, kích thước của chữ và số, màu biển số theo quy định tại Thông tư 24/2023/TT-BCA

Biển số định danh
Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe

Lưu ý:

  • Biển số định danh không phải số CCCD hay mã định danh
  • Biển số xe định danh không áp dụng với biển 03, 04 số. Nếu muốn đổi sang biển 05 số cần thu hồi biển 03, 04 số và thực hiện cấp đổi sang biển 05 số để quản lý.

Cấu trúc mã biển số định danh

Căn cứ theo Phụ lục số 02, 03, 04 Thông tư số số 24/2023/TT-BCA từ ngày 15/8/2023 biển số định danh được cấp mặc định theo dạng biển 05 số gồm các phần sau:

  • Mã vùng: Đây là các chữ số đầu tiên trên biển số, đại diện cho khu vực hoặc tỉnh thành mà xe được đăng ký. Ví dụ, số 29 là mã của Hà Nội, 51 là mã của TP. Hồ Chí Minh.
  • Ký tự phân biệt: Thường là một hoặc hai chữ cái, giúp phân biệt loại phương tiện hoặc mục đích sử dụng. Chẳng hạn, chữ “T” có thể đại diện cho xe tải.
  • Dãy số định danh: Đây là phần chính của biển số, giúp xác định duy nhất một chiếc xe thường được cấp theo thứ tự đăng ký.

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA trường hợp các biển số định danh 05 số đăng ký trước ngày 15/08 mà chưa làm thủ tục thu hồi thì số biển số đó được xác định là biển số xe định danh của chủ xe.

Xem thêm: 2 cách tra cứu biển số xe định danh NHANH – CHÍNH XÁC

2. Lợi ích khi sử dụng biển số định danh

Việc sử dụng biển số định danh sẽ giúp tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VNeID dễ dàng hơn. Mặt khác, còn hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước và đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Cụ thể:

  • Đối với cơ quan quản lý:
    • Quản lý hiệu quả: Dễ dàng theo dõi, truy xuất thông tin và quản lý phương tiện.
    • Hỗ trợ xử lý vi phạm: Nhanh chóng điều tra, xử lý lỗi giao thông, ngăn gian lận biển số.
    • Tối ưu thu phí, thuế: Tăng hiệu quả thu phí đường bộ, phạt nguội và quản lý thuế.
    • Ứng dụng số hóa: Hỗ trợ giám sát tự động qua hệ thống điện tử.
  • Đối với người dân:
    • Đơn giản hóa thủ tục: Không cần đổi biển khi chuyển nhượng hoặc thay đổi nơi cư trú.
    • Minh bạch, bảo vệ quyền lợi: Giảm nhầm lẫn, tranh chấp khi mua bán xe.
    • Hỗ trợ chống trộm: Dễ dàng truy vết xe bị mất cắp.
    • Thuận tiện tra cứu: Tra cứu vi phạm và nộp phí nhanh chóng qua các nền tảng số.

lợi ích khi dùng biển định danh

3. Quy định về biển số định danh mới nhất

Đối tượng được đăng ký biển số định danh

  • Cá nhân: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đủ điều kiện sở hữu và sử dụng phương tiện.
  • Tổ chức trong nước: Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hợp pháp có nhu cầu đăng ký phương tiện.
  • Người nước ngoài:
    • Cá nhân đang sinh sống, làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
    • Tổ chức ngoại giao, lãnh sự, hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định.
  • Doanh nghiệp nước ngoài: Các công ty nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Các đối tượng đặc biệt khác: Theo quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.

Số lượng biển số định danh cá nhân được sở hữu

Hiện nay chưa có quy định nào giới hạn số lượng biển định danh của người dân. Một người có thể sở hữu nhiều biển số ô tô, xe máy và biển số này sẽ gắn liền với cá nhân luôn.

Ví dụ:

Anh A có có biển số 29K-xxxx được đăng ký theo mã định danh cá nhân của anh A. Khi không có nhu cầu sử dụng anh A chỉ được bán xe còn biển phải nộp lại vào kho.

Khi anh A mua xe khác thì công an sẽ cấp lại biển 29K-xxxx cho xe mới của anh A chỉ làm giấy tờ đăng ký xe mới với số khung, số máy mới, còn biển số giữ nguyên.

Trường hợp thu hồi biển số định danh

Căn cứ Thông tư 24/2023/TT-BCA biển số định danh sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Xe hỏng, không thể sử dụng.
  • Xe mất cắp, không thu hồi được.
  • Thanh lý, xuất khẩu, hoặc thay đổi mục đích sử dụng.
  • Hết niên hạn theo quy định.
  • Vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
  • Chủ sở hữu yêu cầu thu hồi.
  • Các trường hợp đặc biệt theo cơ quan chức năng.

4. Cách đăng ký biển số định danh

Để đăng ký biển số định danh anh/chị thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số xe như bình thường gồm 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ làm biển số định danh

  • Đối với cá nhân:
    • Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân còn hiệu lực.
    • Giấy tờ xe: Hóa đơn mua bán xe, chứng từ nguồn gốc xe, và giấy chứng nhận đăng kiểm (nếu có).
  • Đối với tổ chức:
    • Giấy tờ pháp nhân: Mã số thuế, quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động.
    • Giấy tờ xe tương tự cá nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký xe

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe của Công an cấp huyện nơi cá nhân hoặc tổ chức đặt trụ sở/hộ khẩu.
  • Hoặc đăng ký trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

Bước 3: Cơ quan đăng ký xe kiểm tra xác minh thông tin và cấp biển số

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cấp biển số định danh và giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Thời gian xử lý:
    • Cấp biển số định danh lần đầu: Cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ.
    • Cấp đổi biển số xe, cấp lại biển số xe, cấp biển số xe trúng đấu giá, cấp lại biển số định danh: Không quá 07 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Cá nhân/tổ chức nhận biển số

  • Biển số và giấy chứng nhận đăng ký sẽ được giao trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc gửi về địa chỉ theo yêu cầu (nếu đăng ký online).

Lưu ý:

  • Xe đã đăng ký trước ngày 15/8/2023 sẽ được tự động chuyển thành biển số định danh mà không cần làm thủ tục mới.
  • Người đăng ký phải đảm bảo mọi thông tin trong hồ sơ là chính xác để tránh sai sót trong việc định danh.

đăng ký biển số định danh

5. Giải đáp một số thắc mắc về biển số định danh

Câu 1: Có bắt buộc phải đổi sang biển số định danh?

Việc chuyển đổi sang biển số định danh không bắt buộc trong mọi trường hợp. Cụ thể:

Điều 39 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định xe đã đăng ký biển 05 số trước ngày 15/8/2023 mà chưa làm thủ tục thu hồi thì số biển số đó được xác định là biển số xe định danh của chủ xe.

  • Đối với xe đã đăng ký biển 05 số trước ngày 15/8/2023: Biển số này tự động được coi là biển số định danh của chủ xe. Chủ xe không cần thực hiện thủ tục đổi biển số.
  • Đối với xe sử dụng biển 3 hoặc 4 số: Biển số này không tự động định danh nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng bình thường và không bắt buộc phải chuyển đổi sang biển định danh. Tuy nhiên, nếu chủ xe có nhu cầu hoặc khi thực hiện các thủ tục như cấp đổi, cấp lại giấy đăng ký xe, biển số xe, hoặc đăng ký sang tên, di chuyển xe, thì sẽ được cấp đổi sang biển số định danh.

Câu 2: Sử dụng biển số định danh không chính chủ có sao không?

Theo quy định mới trong Thông tư 24/2023/TT-BCA, việc sử dụng biển số định danh không chính chủ bạn có thể gặp các rủi ro pháp lý như:

  • Xử phạt hành chính:
    • Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), việc không làm thủ tục sang tên đổi chủ khi mua bán, tặng cho xe có thể bị xử phạt hành chính:
      • Đối với cá nhân: Phạt từ 2 – 4 triệu đồng.
      • Đối với tổ chức: Phạt từ 4 – 8 triệu đồng.
    • Việc xử phạt áp dụng cả với người bán và người mua nếu không thực hiện thủ tục này.
  • Khó khăn khi giải quyết pháp lý:
    • Nếu xảy ra tranh chấp, tai nạn hoặc vi phạm giao thông, trách nhiệm sẽ thuộc về người đứng tên trên biển số định danh. Điều này có thể gây thiệt hại cho cả hai bên.

Câu 3: Xe không chính chủ thì định danh biển số xe như thế nào?

Biển số định danh sẽ được cấp cho người đứng tên trên giấy đăng ký xe (cà vẹt), không phải người đang sử dụng xe. Do vậy để làm định danh biển số xe không chính chủ cần:

  • Bước 1: Chủ xe phải làm thủ tục thu hồi biển định danh trong vòng 30 ngày từ khi làm giấy tờ bán xe
  • Bước 2: Chủ xe và người nhận chuyển quyền sở hữu xe phải làm thủ tục đăng ký, sang tên xe. Khi đó, chủ xe mới sẽ được cấp biển định danh mới cho xe đó

Một số rủi ro khi không thực hiện đúng thủ tục thu hồi biển định danh xe sau khi chuyển quyền sở hữu xe.

  • Quá hạn làm thủ tục thu hồi: Cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe.
  • Không làm thủ tục thu hồi: Chủ xe phải phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe không chính chủ đó.

Câu 4: Biển số định danh có số xấu, không ưng ý có được đổi không?

Theo quy định thì chủ xe không thể đổi biển số định danh nếu số xấu hoặc không ưng ý. Nếu muốn có biển số định danh khác chủ xe có thể:

  • Chờ sau 05 năm kể từ ngày thu hồi biển số khi chuyển quyền sở hữu xe/xe hư hỏng/xe hết niên hạn
  • Mua thêm 1 chiếc xe khác và bấm biển số định danh mới cho xe đó.

Hy vọng với những thông tin Meinvoice cung cấp đã giúp anh/chị hiểu rõ biển số định danh là gì cũng như nắm bắt các quy định liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Ngoài ra, Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Misa Meinvoice