Biên lợi nhuận là một chỉ số tài chính qua trọng đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Hãy cùng Meinvoice tìm hiểu ý nghĩa cũng như cách tính biên lợi nhuận qua nội dung dưới đây.
1. Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận (Profit Margin) là một chỉ số tài chính thể hiện tỷ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được so với doanh thu. Từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của biên lợi nhuận trong doanh nghiệp
Một số ý nghĩa quan trọng của biên lợi nhuận trong doanh nghiệp:
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh: Biên lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, quản lý tốt chi phí.
- So sánh với đối thủ: Là công cụ hữu ích để so sánh hiệu suất giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Xác định được chỗ đứng của mình đang ở đâu so với đối thủ.
- Ra quyết định chiến lược: Giúp nhà quản lý và nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và lập kế hoạch tài chính.
3. Các tính biên lợi nhuận – Có ví dụ
3.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp kiếm được từ doanh thu thuần.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp:
Biên lợi nhuận gộp | = | Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần |
x | 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.
- Chỉ số này cho biết doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí sản xuất trực tiếp.
Ví dụ: Một công ty A kinh doanh lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử có các chỉ số tài chính năm 2024 như sau:
- Doanh thu thuần: 1 tỷ đồng.
- Giá vốn hàng bán: 500 triệu đồng.
Tính biên lợi nhuận gộp của công ty A trong năm 2024?
Lời giải:
- Lợi nhuận gộp = 1 tỷ – 500 triệu = 500 triệu đồng.
- Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận/Doanh thu thuần x 100% = 500 triệu/1 tỷ x100% = 50%
Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng doanh thu, công ty giữ lại 40% sau khi trừ chi phí sản xuất.
3.2. Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)
Biên lợi nhuận ròng là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp kiếm được từ doanh thu thuần. Nó cho biết, sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí tài chính, thuế, và các khoản khác), doanh nghiệp còn lại bao nhiêu tiền lãi trên mỗi đồng doanh thu.
Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng | = | Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần |
x | 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng: Là lợi nhuận sau khi trừ toàn bộ chi phí và thuế.
- Doanh thu thuần: Là doanh thu sau khi trừ các khoản giảm trừ như chiết khấu thương mại, hàng trả lại, và thuế.
Ví dụ: Một công ty A kinh doanh lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử có các chỉ số tài chính năm 2024 như sau:
- Doanh thu thuần: 1 tỷ đồng.
- Lợi nhuận ròng: 100 triệu đồng.
Tính biên lợi nhuận ròng của công ty A trong năm 2024?
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần x 100% = 1 tỷ/100 triệu x 100% = 10%
Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp kiếm được 0,1 đồng lợi nhuận ròng.
3.3. Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động hay biên lợi nhuận kinh doanh, là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hoạt động mà doanh nghiệp kiếm được từ doanh thu thuần. Chỉ số này cho biết sau khi trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động (như chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp), doanh nghiệp còn lại bao nhiêu tiền lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi hoạt động | = | Lợi nhuận hoạt động
Doanh thu thuần |
x | 100% |
Trong đó:
- Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit) = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí hoạt động).
- Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ (chiết khấu, hàng trả lại, thuế gián thu, v.v.).
Ví dụ: Một công ty A kinh doanh lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử có các chỉ số tài chính năm 2024 như sau:
- Doanh thu thuần: 1 tỷ đồng.
- Giá vốn hàng bán (COGS): 600 triệu đồng.
- Chi phí hoạt động: 200 triệu đồng.
Tính biên lợi nhuận hoạt động của công ty A trong năm 2024?
Lợi nhuận hoạt động = 1 tỷ – (600 triệu + 200 triệu) = 200 triệu đồng.
Biên lợi nhuận hoạt động = 200 triệu/1 tỷ x 100% = 20%
Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp giữ lại 0,2 đồng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.
MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay. |
TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!
4. Biên lợi nhuận như thế nào là tốt?
Một biên lợi nhuận được xem là “tốt” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, và bối cảnh thị trường. Dưới đây là các yếu tố chính để đánh giá biên lợi nhuận:
4.1. Dựa trên loại biên lợi nhuận:
- Biên lợi nhuận gộp:
- Biên lợi nhuận gộp cao (thường trên 50%) là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt chi phí sản xuất hoặc định giá sản phẩm hiệu quả.
- Các ngành sản xuất thường có biên lợi nhuận gộp từ 20-40%, trong khi ngành công nghệ hoặc phần mềm có thể vượt 70%.
- Biên lợi nhuận hoạt động:
- Tỷ lệ từ 10-20% được xem là tốt trong nhiều ngành.
- Ngành có chi phí vận hành thấp như dịch vụ, công nghệ thường có biên lợi nhuận hoạt động cao hơn (trên 20%).
- Biên lợi nhuận ròng:
- Biên lợi nhuận ròng từ 10% trở lên là tốt, đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao.
- Ngành hàng tiêu dùng nhanh hoặc bán lẻ thường có biên lợi nhuận ròng thấp hơn (1-5%), trong khi ngành công nghệ hoặc tài chính có thể vượt 20%.
4.2. So sánh với ngành nghề kinh doanh:
Mỗi ngành có đặc điểm riêng về cấu trúc chi phí, giá trị gia tăng, và mức độ cạnh tranh, do đó biên lợi nhuận tốt phải được xem xét trong bối cảnh ngành:
Ngành | Biên lợi nhuận gộp tốt | Biên lợi nhuận ròng tốt |
---|---|---|
Công nghệ & phần mềm | 60-90% | 15-25% |
Bán lẻ | 20-40% | 1-5% |
Sản xuất | 30-50% | 5-10% |
Dịch vụ tài chính | 50-80% | 20-30% |
Thực phẩm & đồ uống | 40-60% | 5-15% |
4.3. Tăng trưởng qua thời gian:
- Biên lợi nhuận tăng dần qua các năm hoặc ổn định ở mức cao là tín hiệu tốt, thể hiện doanh nghiệp đang quản lý tốt chi phí hoặc tạo thêm giá trị từ hoạt động kinh doanh.
4.4. Các yếu tố khác cần cân nhắc:
- Hiệu quả quản lý chi phí: Một biên lợi nhuận thấp có thể không xấu nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng hoặc hoạt động trong ngành có chi phí cao.
- Tỷ lệ vay nợ: Biên lợi nhuận ròng tốt phải đảm bảo lợi nhuận ròng cao hơn lãi vay và các chi phí tài chính khác.
- So sánh với đối thủ: Nếu biên lợi nhuận của doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ trong cùng ngành, đó là tín hiệu tích cực.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận
Biên lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất:
5.1. Yếu tố nội tại của doanh nghiệp
- Cơ cấu chi phí:
- Giá vốn hàng bán (COGS): Chi phí nguyên vật liệu, lao động và sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp.
- Chi phí hoạt động: Bao gồm chi phí bán hàng, marketing, quản lý, thuê mặt bằng. Quản lý hiệu quả chi phí này sẽ cải thiện biên lợi nhuận hoạt động.
- Chi phí tài chính: Lãi vay cao sẽ làm giảm biên lợi nhuận ròng.
- Chiến lược định giá:
- Doanh nghiệp định giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn chi phí sản xuất, đồng thời duy trì sự cạnh tranh, sẽ cải thiện biên lợi nhuận.
- Mô hình kinh doanh dựa trên giá trị (value-based pricing) thường đạt biên lợi nhuận cao hơn so với mô hình giá rẻ (cost-based pricing).
- Hiệu quả sản xuất và vận hành:
- Ứng dụng công nghệ, tự động hóa sản xuất giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả, từ đó cải thiện biên lợi nhuận.
- Danh mục sản phẩm/dịch vụ:
- Các sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp thường mang lại biên lợi nhuận cao hơn so với các sản phẩm bình dân.
- Quản lý hàng tồn kho:
- Tồn kho lớn dẫn đến chi phí lưu kho cao, ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận.
5.2. Yếu tố từ thị trường và ngành
- Cạnh tranh trong ngành:
- Nếu ngành có mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán để giữ khách hàng, làm giảm biên lợi nhuận.
- Ngược lại, nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh như thương hiệu mạnh hoặc công nghệ độc quyền, biên lợi nhuận sẽ cao hơn.
- Đặc điểm ngành nghề:
- Ngành công nghệ, phần mềm thường có biên lợi nhuận cao do chi phí vận hành thấp.
- Ngành bán lẻ hoặc sản xuất thường có biên lợi nhuận thấp hơn do phụ thuộc vào khối lượng sản xuất lớn.
- Tính chu kỳ của ngành:
- Các ngành phụ thuộc vào mùa vụ hoặc chu kỳ kinh tế (như du lịch, thời trang) thường có biến động biên lợi nhuận theo thời điểm.
- Nguồn cung nguyên liệu:
- Giá nguyên liệu tăng hoặc khan hiếm nguyên liệu sẽ làm tăng giá vốn hàng bán, giảm biên lợi nhuận.
5.3. Yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô
- Biến động kinh tế:
- Trong thời kỳ suy thoái, sức mua giảm, doanh nghiệp phải giảm giá bán, khiến biên lợi nhuận giảm.
- Trong giai đoạn tăng trưởng, sức mua tăng, biên lợi nhuận thường cải thiện.
- Lạm phát:
- Lạm phát cao làm tăng chi phí nguyên liệu, nhân công và vận hành, ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận nếu doanh nghiệp không thể tăng giá bán tương ứng.
- Chính sách thuế:
- Thuế suất cao làm giảm biên lợi nhuận ròng, đặc biệt với doanh nghiệp có mức lợi nhuận trước thuế thấp.
- Tỷ giá hối đoái:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động tỷ giá, làm thay đổi giá vốn hàng bán hoặc giá trị doanh thu.
5.4. Yếu tố từ khách hàng và đối tác
- Thói quen tiêu dùng:
- Khi khách hàng có xu hướng mua sắm tiết kiệm hơn, doanh nghiệp có thể phải giảm giá bán hoặc điều chỉnh danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.
- Đối tác cung cấp:
- Nhà cung cấp tăng giá nguyên liệu hoặc giảm chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận.
- Chi phí logistics và phân phối:
- Nếu chi phí vận chuyển tăng hoặc chuỗi cung ứng gián đoạn, biên lợi nhuận có thể giảm.
5.5. Yếu tố quản trị và chiến lược
- Quản trị dòng tiền:
- Việc kiểm soát chi phí tài chính và duy trì khả năng thanh toán tốt sẽ giúp bảo vệ biên lợi nhuận.
- Chiến lược phát triển dài hạn:
- Đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và xây dựng thương hiệu sẽ tạo điều kiện tăng biên lợi nhuận trong tương lai.
Hy vọng với các thông tin bài vites cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ biên lợi nhuận là gì từ đó đưa ra chiến lược đầu từ, sản xuất, hoạt động kinh doanh phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nắm bắt nhu cầu về việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA được thiết kế đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP, giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…hóa đơn.
Hàng loạt báo lớn như: VnExpress, Dân trí, Cafebiz, ITCnews, Tạp chí Thuế… đã nhận định rằng MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất, là giải pháp hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam với các tính năng ứng dụng vượt trội:
- Phát hành và tra cứu hóa đơn mọi lúc mọi nơi ngay cả trên Mobile
- Chẳng lo nhập lại dữ liệu, tối giản hóa quy trình khi kết nối thông minh mới phần mềm kế toán phổ biến nhất, phần mềm bán hàng được ưa chuộng nhất và các phần mềm quản trị khác.
- Tuyệt đối bảo mật nhờ công nghệ Blockchain bản quyền
- Chất lượng chuyên môn tư vấn cao, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình sử dụng của khách hàng.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại: