Hóa đơn điện tử đang chiếm sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp bởi tính xu thế và bắt buộc của nó. Bên cạnh sự tiên phong chuyển đổi sang hóa đơn điện tử của nhiều doanh nghiệp thì vẫn còn một số doanh nghiệp muốn trì hoãn tối đa việc này. Vậy đâu mới là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển doanh nghiệp? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này:
>> Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai
>> Doanh nghiệp nhiều địa phương đồng loạt sử dụng hóa đơn điện tử
1.Doanh nghiệp có thể trì hoãn sử dụng hóa đơn điện tử đến bao giờ?
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định bắt buộc 100% doanh nghiệp, tổ chức cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Chính phủ quy định thời hạn tối đa 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020).
Các doanh nghiệp mới thành lập sau 01/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử ngay từ đầu
Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.
Như vậy là muộn nhất sau ngày 01/11/2020 việc sử dụng hóa đơn điện tử là bắt buộc. Trường hợp còn tồn hóa đơn giấy tại thời điểm đó, doanh nghiệp sẽ phải hủy bỏ để chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Do đó, việc trì hoãn sử dụng hóa đơn điện tử là không thể kéo dài và mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
2. Lý do nào khiến các doanh nghiệp trì hoãn sử dụng hóa đơn điện tử?
Các doanh nghiệp cố trì hoãn việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử dựa vào những lý do:
- Muốn tận dụng nốt hóa đơn giấy do đã “trót” đặt in với số lượng lớn.
- Chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin, quy định của Chính phủ về việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử
- Tâm lý ngại thay đổi đến từ người quản lý và người trực tiếp thực hiện là kế toán doanh nghiệp
- Không tin tưởng vào công cụ phần mềm và an ninh mạng của nhà cung cấp
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hiểu rằng: đặt trong sự phát triển và cạnh tranh không ngừng của thị trường, việc doanh nghiệp dựa vào những lý do trên để trì hoãn việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử đã vô hình chung làm mất cơ hội bứt phá để thành công và làm giảm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
3. Doanh nghiệp nên chủ động chuyển đổi hay đợi bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?
Để trả lời câu hỏi này của các doanh nghiệp, hãy cùng điểm qua những bất cập muôn thủa khi doanh nghiệp cố sử dụng hóa đơn giấy:
- Tốn chi phí để in ấn, chuyển phát nhanh, lưu kho hóa đơn
- Tốn nguồn lực để viết tay, quản lý, làm báo cáo hóa đơn
- Tốn thời gian tra cứu, chuyển phát nhanh tới khách hàng
- Giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp do quy trình rườm rà, không chuyên nghiệp
Ngược lại với những hạn chế trên, việc sử dụng hóa đơn điện tử sớm sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình và kết quả kinh doanh đáng kể. Điều này đã được 100.000 doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi sang hóa đơn điện tử chứng minh:
- Có cơ hội làm quen với những quy định, quy trình mới về hóa đơn điện tử
- Tối ưu hóa các công việc liên quan đến hóa đơn
- Thúc đẩy nhanh quy trình kinh doanh và quá trình thanh toán của khách hàng
- Đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
- Tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác
Đến đây, chắc doanh nghiệp cũng đã có câu trả lời cho việc nên chủ động chuyển đổi hay đợi bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Thay vì cố tình “né” hóa đơn điện tử, việc doanh nghiệp cần làm là chủ động tiếp cận hóa đơn điện tử càng sớm càng tốt. Chỉ như vậy mới mang lại lợi ích về kinh tế, nhân lực, quản trị cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường kinh doanh đang không ngừng điện tử hóa.
Bạn cũng có thể đăng ký để nhận miễn phí nhiều tài liệu hữu ích và thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng