Home Kiến thức Một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần đầy đủ...

Một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần đầy đủ nội dung bắt buộc vẫn hợp pháp

11387

Các doanh nghiệp khi mới sử dụng hóa đơn điện tử chắc chắn sẽ băn khoăn nội dung nào trên hóa đơn điện tử là bắt buộc? Nội dung nào không nhất thiết phải có mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hóa đơn? Bài viết sau sẽ cung cấp hiểu biết về vấn đề này cho kế toán và doanh nghiệp:

>> Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Hàng loạt báo lớn đưa tin: Giành danh hiệu Sao Khuê 2019, MISA meInvoice khẳng định vị trí hàng đầu thị trường hóa đơn điện tử Việt Nam

1. Các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quy định về nội dung của hóa đơn điện tử như sau:

a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;

Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.

b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.

Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt…..

Các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn điện tử Các nội dung quy định từ điểm b đến điểm d khoản 1 Điều này phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần đầy đủ các nội dung bắt buộc vẫn hợp pháp

Tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung bắt buộc như sau:

“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.”

Mặt khác, tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119, Bộ Tài chính đã đưa ra một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết hiển thị đầy đủ các nội dung bắt buộc, cụ thể:

Đối với một số ngành nghề đặc thù có cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu thì hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nhưng phải có:

  • Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ của người mua. Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu, hóa đơn điện tử siêu thị, hóa đơn điện tử vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện vận tải thì không nhất thiết có tên, địa chỉ người mua là người tiêu dùng cuối cùng. Đối với hóa đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải: Ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông.
  • Tên hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng; thuế suất thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền thuế giá trị gia tăng; tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán. Trường hợp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên hóa đơn điện tử không có các chỉ tiêu bắt buộc như: địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
  • Đối với tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua.

Một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần đầy đủ các nội dung bắt buộc vẫn hợp pháp

  • Nội dung của hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung nhưng phải có:
    – Số hóa đơn: là thông tin số trên hóa đơn được tạo từ máy tính tiền theo dãy số tự nhiên liên tục.
    – Tên cửa hàng, quầy hàng của từng cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
    – Mã số thuế của người bán;
    – Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ;
    – Tổng số tiền thanh toán;
    – Chữ ký số của người bán hoặc chữ ký điện tử của người bán theo hình thức mã xác thực giao dịch điện tử;
    – Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
    – Mã của cơ quan thuế

Hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm rõ thông tin về nội dung bắt buộc, nội dung không bắt buộc trên hóa đơn điện tử để quá trình sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp được hiệu quả nhất.

hóa đơn điện tử hợp lệ

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất