Minh bạch là yếu tố cần thiết để một môi trường kinh doanh lớn mạnh và bền vững. Để môi trường kinh doanh trở nên minh bạch, công bằng thì phụ thuộc vào rât nhiều yếu tố, trong đó có việc cải cách thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng hóa đơn giả, ngăn chặn kịp thời nạn trốn thuế,…. Chính vì những lý do này mà Chính phủ đã thông qua việc bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử vào bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ kể từ 01/11/2018.
>> Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
1.Sự cần thiết của hóa đơn điện tử trong việc cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch
Đặt vào bối cảnh thị trường hiện nay, “minh bạch” được hiểu là sự tự do, sự chia sẻ thẳng thắn, cởi mở, rõ ràng trong triết lý kinh doanh và các quy trình hoạt động của các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đó.
Ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI- chia sẻ, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) về môi trường kinh doanh, Việt Nam dù tiến bộ nhưng vẫn thuộc nền kinh tế ở mức trung bình, do đó, tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch đang là nhiệm vụ quan trọng đặt ra.
Nhìn nhận tổng quan về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy ngay một số những bất cập do việc sử dụng hóa đơn giấy gây ra:
- Quy trình kinh doanh tốn nhiều thời gian.
- Nạn làm giả hóa đơn đang thiếu những biện pháp ngăn chặn.
- Nạn trốn thuế ngày một nhiều, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
- Tính cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của thị trường nói chung chưa cao.
Chính vì những lý do trên mà ưu tiên hàng đầu được chính phủ đặt ra nhằm xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch đó chính là cải cách thủ tục hành chính, ngăn chặn tình trạng gian lận. Từ đó, giảm quy trình, giảm chi phí cho doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh lành mạnh cho thị trường.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã góp phần hiện thực hóa chủ trương trên của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 và các nội dung nghị định đã nêu rõ lộ trình triển khai, đối tượng và hướng dẫn cách thức chuyển đổi sang hóa đơn điện tử cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh.
a
Có thể nói đây là bước đi lớn và quyết liệt của Chính phủ không chỉ nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng vào việc bài trừ nạn hóa đơn giả, trốn thuế trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.
2. Lợi ích của hóa đơn điện tử góp phần cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng
2.1 Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian và quy trình
Tính đến thời điểm hiện tại, nghị định 119/2018/NĐ-CP đã có hiệu lực được hơn 06 tháng và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các doanh nghiệp trên cả nước. Có đến hơn 100.000 doanh nghiệp đã tiên phong sử dụng hóa đơn điện tử như một giải pháp giúp tối ưu quy trình phát hành, quản lý và tra cứu hóa đơn. Không những vậy, hóa đơn điện tử còn giúp các doanh nghiệp này giải quyết các bài toán vè chi phí, thời gian một cách hiệu quả:
- Giảm 80% quy trình, thủ tục cho mỗi lần đăng ký phát hành hóa đơn, nộp hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn tới cơ quan Thuế và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, quý.
- Rút ngắn 99% thời gian thanh toán cũng như quản lý, tra cứu hóa đơn.
- Tiết kiệm đến 90% chi phí in chuyển phát nhanh và nhất là chi phí kho lưu trữ.
- Tăng 80% hiệu quả công việc của kế toán.
2.2 Lợi ích của hóa đơn điện tử góp phần mang lại môi trường kinh doanh minh bạch
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, việc áp dụng hóa đơn điện tử vào quy trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ còn góp phần mang lại môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng ở nhiều khía cạnh:
- Rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp:
Với hóa đơn điện tử, nhiều quy trình sẽ được rút ngắn, nhất là khâu nhận – gửi hóa đơn và khâu thanh toán, nộp phí cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn.
- Ngăn chặn tình trạng gian lận và mua bán hóa đơn giả:
Các thông tin về hóa đơn điện tử sẽ được lưu trữ trên hệ thống của đơn vị nhà cung cấp cũng như cơ quan thuế. Do đó, việc xác định tính hiệu gian lận của doanh nghiệp là điều không quá khó khăn với hóa đơn điện tử.
- Chống thất thoát thuế và ngân sách nhà nước:
Việc kiểm soát được hóa đơn điện tử của doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan thuế kịp thời phát hiện ra những bất thường khi doanh nghiệp thực hiện các báo cáo liên quan đến hóa đơn, hàng hóa với mục đích gian lận để được hưởng các khấu trừ và hoàn thuế
- Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung:
Nắm bắt được công nghệ và tính xu thế của thời đại là yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sử dụng hóa đơn điện tử là cách để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình đối với khách hàng.
Còn đối với môi trường kinh doanh, yếu tố cạnh tranh cũng tạo nên sự ganh đua cần thiết để các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ theo hướng tích cực. Điều này sẽ góp phần tạo nên sự công bằng và lớn mạnh cho môi trường kinh doanh.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
Như vậy, qua những nội dung chia sẻ ở trên, có thể khẳng định hóa đơn điện tử là chìa khóa đem lại sự công bằng và minh bạch cho một thị trường nhiều tiềm năng để bứt phá như ở Việt Nam. Do đó, việc các cơ quan thuế đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử và sự chủ động chuyển đổi của doanh nghiệp là điều cần thiết để hóa đơn điện tử nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thị trường.
Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng