Vì một số lý do khách quan hoặc chủ quan, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc triển khai hóa đơn điện tử bằng việc sử dụng hóa đơn giấy. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy cần lưu ý một số điều sau:
1. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
Tại Chương X, Luật Quản lý thuế 2019 nêu: Những nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện những quy định về hóa đơn điện tử tại Luật này trước ngày 1/7/2022.
Quy định này của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được hiểu là quy định chung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, nhiều kế toán lại hiểu sai về về quy định này và lầm tưởng về việc lùi thời hạn bắt buộc sáp dụng hóa đơn điện tử đến 1/7/2022. Đây là hiểu nhầm rất tai hại khiến doanh nghiệp tốn kém về chi phí và có thể gặp rủi ro về pháp lý vì không kịp thời chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định:
“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này”
Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Như vậy, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP hạn cuối 01/11/2020.
2. Những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt nếu tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy
Chỉ còn vài tháng nữa là tới hạn cuối chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Nếu không tăng tốc chuyển đổi để làm quen với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như:
- Tiếp tục thất thoát, đội chi phí từ việc sử dụng hóa đơn giấy
- Không kiểm soát được tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
- Lãng phí thời gian vào những công việc thủ công mà không đem lại hiệu quả
- Cản trở cho quy trình kinh doanh, làm chậm quá trình thanh toán của khách hàng
- Ngoài ra, nếu cố tình chờ đến hạn cuối của lộ trình chuyển đổi, khi việc sử dụng hóa đơn điện tử trở thành bắt buộc thì doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với những gián đoạn, thậm chí là rủi ro pháp lý do những lỗi lầm không đáng có đến từ việc không sử dụng thành thạo hóa đơn điện tử.
Chính vì vậy các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy cần hết sức lưu ý về những cột mốc trong lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trên để không bỏ lỡ thời điểm vàng áp dụng hình thức hóa đơn mới này.
MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử và có ưu đãi đặc biệt về giá khi khách hàng ĐĂNG KÝ tại:
3. Trước 1/11/2020, doanh nghiệp có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn giấy là do đã lỡ in số lượng lớn hóa đơn giấy. Các doanh nghiệp này cho rằng phải sử dụng hết số hóa đơn giấy này thì mới được chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Trong thời hạn chuyển đổi do Chính phủ quy định, từ 01/11/2018 đến 31/10/2020, doanh nghiệp được phép sử dụng đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử).
Do đó, trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn giấy mà vẫn muốn sử dụng hóa đơn điện tử thì hoàn toàn có thể sử dụng song song 2 loại hóa đơn này đến trước ngày 01/11/2020.
4. Doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử dễ dàng với sự hỗ trợ từ MISA
Bên cạnh lý do còn tồn hóa đơn giấy, một số doanh nghiệp chần chừ chưa muốn sử dụng hóa đơn điện tử vì lo ngại thủ tục đăng ký rắc rối và chi phí triển khai tốn kém.
Đồng hành cùng cơ quan thuế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng triển khai HĐĐT, MISA cam kết hỗ trợ tối đa với bảng gía siêu tiết kiệm: CHỈ từ 300đ/hóa đơn
**XEM BÁO GIÁ CHI TIẾT TẠI ĐÂY
MISA là thương hiệu uy tín với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, kê khai thuế,… cho hơn 250.000 tổ chức và hàng triệu cá nhân. Tại các Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bắc Ninh… MISA luôn nằm trong top đầu những nhà cung cấp hóa đơn điện tử được cơ quan thuế lựa chọn phối hợp và giới thiệu đến doanh nghiệp. MISA tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường hóa đơn điện tử bằng việc nằm trong TOP ĐẦU nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ Thông tư 68/2019/TT-BTC do cục thuế Hà Nội kiểm định.
Với những hỗ trợ thiết thực trên, MISA mong muốn đồng hành cùng tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên bước đường cải cách hành chính về thuế đồng thời tăng tính chủ động cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý, phát hành hóa đơn.
Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA cung cấp thêm nhiều tài liệu giúp khách hàng am hiểu về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng